(HBĐT) - Vì sức khỏe người tiêu dùng, người sản xuất, chăn nuôi tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm... Người tiêu dùng không được ham rẻ mà cần kiên quyết, mạnh dạn nói không với thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Mạnh dạn tố cáo với chính quyền khi gặp hàng giả, kém chất lượng - đó là thông điệp hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2019 với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.



Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hòa Bình kiểm tra hàng hóa tại cơ sở kinh doanh ở chợ Phương Lâm (TP Hòa Bình). 

Truyền thông đa dạng đến xóm, xã

Thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP, Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh giao Sở Y tế kiểm tra ATTP dịp Tết Nguyên đán năm 2019. Trong công tác tuyên truyền về ATTP, các ban, ngành, đoàn thể đã tổ chức 281 buổi nói chuyện cho 5.740 người, tổ chức 29 hội thảo với 862 người tham gia. Đài PT-TH tỉnh thực hiện 40 chương trình phát thanh, 4 chương trình truyền hình. Trung tâm VH-TT&TT huyện, thành phố thực hiện 182 chương trình; đài phát thanh xã, phường thực hiện 901 chương trình; các thôn, bản thực hiện 2.119 chương trình phát thanh ở 851 thôn, bản. Báo Hòa Bình, Website Cục ATTP, Chi cục ATTP đăng tải 31 tin, bài. Trang thông tin điện tử các huyện, thành phố đăng tải 32 tin, bài. Toàn tỉnh treo 178 băng rôn, khẩu hiệu, phát 21 băng, đĩa hình, 122 băng, đĩa âm cho 11 huyện, thành phố. Tổ chức 30 buổi xe lưu động truyền thông ATTP cho 30 nghìn người tiếp cận.

Trong mùa lễ hội xuân năm 2019, các cấp, ban, ngành trong tỉnh đã tổ chức 32 buổi nói chuyện cho 3.010 người tham gia. Tổ chức 1 buổi tập huấn cho 180 người là chủ sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và thực hiện 20 buổi phát thanh ở cấp tỉnh, 78 chương trình phát thanh ở cấp huyện, 330 chương trình phát thanh cấp xã, phường, thị trấn, 18 chương trình phát thanh ở thôn, bản. Đài PT-TH tỉnh xây dựng 10 chương trình truyền hình, Báo Hòa Bình, Website Cục ATTP đăng tải 24 tin, bài, ảnh. Các bản tin xã, phường, thị trấn phát 66 chương trình với trên 40 nghìn người tiếp cận. Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh phát hành 19 đĩa hình, 35 đĩa âm đến các xã, thôn, bản. Ngành Y tế tổ chức 20 buổi truyền thông ATTP bằng xe lưu động, tổ chức 4 hội thi, hội thảo về vệ sinh ATTP tại huyện Lạc Thủy và Cao Phong...

Vi phạm vẫn tràn lan

Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh tổ chức 232 đoàn thanh, kiểm tra. Trong đó có 3 đoàn tuyến tỉnh, 19 đoàn tuyến huyện, 210 đoàn tuyến xã, phường, thị trấn. Qua kiểm tra, 126 cơ sở sản xuất, chế biến, 2.012 cơ sở kinh doanh, 602 cơ sở dịch vụ ăn uống cho thấy: có 118 cơ sở sản xuất, chế biến, 1.882 cơ sở kinh doanh, 551 cơ sở dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP. Tỷ lệ các cơ sở đạt vệ sinh ATTP trên toàn tỉnh chiếm 93,1%. Có 189 cơ sở vi phạm và 110 cơ sở vi phạm bị xử lý, phạt tiền trên 158 triệu đồng. Còn lại là các cơ sở bị cơ quan chức năng nhắc nhở. Có 16 cơ sở bị tiêu hủy 25 sản phẩm, 37 cơ sở chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý. Các vi phạm chủ yếu: 37 cơ sở vi phạm điều kiện vệ sinh, 63 cơ sở vi phạm điều kiện trang thiết bị dụng cụ, 62 cơ sở vi phạm điều kiện con người, 3 cơ sở vi phạm ghi nhãn sản phẩm, 22 cơ sở vi phạm chất lượng sản phẩm thực phẩm, 10 cơ sở vi phạm không niêm yết giá hàng hóa…

Trong dịp lễ hội xuân năm 2019, Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh tổ chức 25 đoàn kiểm tra, trong đó tuyến tỉnh 1 đoàn, tuyến huyện 5 đoàn, tuyến xã 19 đoàn. Qua kiểm tra 81 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 95 cơ sở dịch vụ ăn uống cho thấy, có 74 cơ sở kinh doanh và 62 cơ sở dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP.  Trong tổng số 176 cơ sở được thanh, kiểm tra có 40 cơ sở vi phạm và 23 cơ sở bị xử lý với số tiền phạt trên 27,7 triệu đồng. Có 1 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm, 17 cơ sở chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý. Nội dung vi phạm: 28 cơ sở vi phạm về điều kiện vệ sinh, 18 cơ sở vi phạm về điều kiện trang thiết bị dụng cụ, 33 cơ sở vi phạm điều kiện con người, 2 cơ sở vi phạm chất lượng sản phẩm thực phẩm. Qua xét nghiệm nhanh 59 mẫu thực phẩm có 8 mẫu không đạt.

Đối với ngành Nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành ATTP do Sở NN&PTNT chủ trì đã tiến hành kiểm tra đối với 35 cơ sở, phối hợp với đơn vị liên quan kiểm tra 44 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm công nghệ, dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể. Thông qua việc tăng cường kiểm tra ATTP đã phát hiện 17 cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật. Các lỗi chủ yếu là môi trường sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định; người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm không được khám sức khỏe định kỳ... Đoàn kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 cơ sở với tổng tiền xử phạt 21 triệu đồng, chuyển 7 hồ sơ cho các Đội QLTT và Ban Chỉ đạo ATTP các huyện tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 10 triệu đồng. Riêng trong năm 2018, thành phố Hòa Bình đã kiểm tra 7.597 cơ sở, xử lý vi phạm 1.925 cơ sở, tiền phạt nộp ngân sách trên 435 triệu đồng, 33 cơ sở sản xuất bị tiêu hủy sản phẩm, 77 số sản phẩm bị buộc tiêu hủy, có 4 cơ sở bị đình chỉ, đóng cửa.

Tăng cường công tác truyền thông và xử lý vi phạm

Để tăng cường vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã chọn chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2019 là "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Theo đó, đối tượng ưu tiên truyền thông là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Chính quyền các cấp, các cơ quan, bộ đội biên phòng, hải quan. Người tiêu dùng thực phẩm: Các trường học nội trú, bán trú, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm giả, kém chất lượng, không an toàn. Tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương…

Đối với chính quyền các cấp, cần nêu vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý ATTP tại địa phong, cơ sở. Hàng tuần, công  khai các cơ sở, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật. Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới…

Đối với người tiêu dùng thực phẩm, cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác ATTP. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn, mác sản phẩm thực phẩm. Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP. Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng. Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ tác hại của sử dụng rượu, đặc biệt là rượu pha bằng hóa chất, cồn công nghiệp, rượu có chứa hàm lượng methanol cao. Kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về ATTP, thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.


Khách sạn AP Plaza tại thành phố Hòa Bình áp dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP.


Việt Lâm



Cần sự vào cuộc của các cấp, ngành và nhân dân 

                 


Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATTP thì việc thanh, kiểm tra và giám sát các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm rất quan trọng. Nếu chỉ mỗi Chi cục Vệ sinh ATTP thì không thể kiểm soát hết được. Việc kiểm soát những cơ sở kinh doanh ngoài giờ hành chính như quán ăn đêm, ăn sáng, ăn vặt… tại các cổng trường học là rất khó. Họ chỉ kinh doanh vào một thời điểm như ban đêm hay một lúc buổi sáng. Thời điểm này không thể thành lập đoàn thanh, kiểm tra. Đây là mối nguy hại rất lớn với người tiêu dùng. Những cơ sở này là đối tượng thuộc phường, xã, thị trấn quản lý. Do vậy, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, nhất là nhân dân đồng hành trong việc kiểm tra, giám sát tố giác những vi phạm.

         
                                    Bùi Quang Huấn (Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh ATTP)
                                                    



Công tác thanh, kiểm tra ở cơ sở gặp nhiều khó khăn



Trong những năm qua, UBND xã Thung Nai đã thành lập Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP. Theo định kỳ, Ban Chỉ đạo xã phối hợp với Ban Chỉ đạo của huyện tiến hành tổ chức công tác thanh, kiểm tra một số điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã. Đến nay chưa xảy ra vụ việc mất vệ sinh ATTP. Tuy nhiên, công tác thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP ở cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do nhân lực có nghiệp vụ về ATTP hạn chế, phương tiện test nhanh không có. Việc kiểm tra chỉ là cảm quan bên ngoài sản phẩm, chủ yếu mới kiểm tra một số quy định về điều kiện, thủ tục hành chính... Công tác thanh, kiểm tra đầy đủ yêu cầu về vệ sinh ATTP đều phụ thuộc vào cấp trên.


Bùi Văn Nhàn (Chủ tịch UBND  xã Thung Nai- Cao Phong)
                                   


Xử lý nghiêm để răn đe người vi phạm


Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết có nhiều mánh khóe để người sản xuất thực phẩm làm ăn gian dối. Có thể nói từ cái tăm, hạt gạo, bánh kẹo, thịt lợn, gà… đều có thể sử dụng chất cấm vào sản xuất để tăng lợi nhuận. Cơ quan chức năng không thể kiểm tra được hết bởi họ sản xuất, kinh doanh linh hoạt như vào các dịp Tết, lễ hội thì xuất hiện nhiều dịch vụ ăn uống dọc đường như xúc xích nướng, xiên thịt nướng, các loại bánh được chế biến từ các bột màu có mùi vị thơm và bắt mắt… Những sản phẩm này rất thu hút người tiêu dùng, nhất là trẻ em. Do vậy, khi thanh, kiểm tra, các cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay như phạt tiền, thu hồi sản phẩm, dụng cụ và truy tố nhiều vụ việc hơn nữa. Làm được như vậy thì mới răn đe được người sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng.  



                                          Bùi Thị Lanh, (xã Hiền Lương- Đà Bắc)


Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục