Nhận xét quản lý môi trường là vấn đề rất khó, cần có năng lực, công nghệ và sự nghiêm túc, Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành cho rằng, tuyệt đối không được tư lợi cá nhân, không thể vì trục lợi mà “vẽ đường cho hươu chạy”, bao che cho những hành vi sai trái.

 

Trao đổi với phóng viên Dân Trí xung quanh vấn đề xả thải ra môi trường của Formosa Hà Tĩnh liên hệ đến chính sách thu hút đầu tư của các địa phương nói chung, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, đây là “tiếng chuông dữ dội” cảnh báo về hậu quả môi trường trong quá trình phát triển.

Vị chuyên gia cho rằng, việc theo đuổi tăng trưởng là cần thiết, nhưng không phải là bằng cách đánh đổi hay tăng trưởng bằng mọi giá. Trên thực tế, không có ngành nào là hoàn toàn không ô nhiễm và ngược lại, kể cả những ngành rủi ro ô nhiễm cao như dệt nhuộm thì vẫn đều xử lý được chất thải. Quan trọng là khâu xử lý chất thải được thực thi như thế nào.

TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, nên để Formosa tự lựa chọn việc đóng cửa hay ở lại, nhưng buộc phải thực hiện các cam kết về môi trường
TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, nên để Formosa tự lựa chọn việc đóng cửa hay ở lại, nhưng buộc phải thực hiện các cam kết về môi trường

“Đây là khâu quan trọng nhất nhưng lại thường bị bỏ qua, không được chú ý một cách nghiêm túc trong quá trình thu hút đầu tư”, ông Thành nhận xét. Đã đành là nhà đầu tư gian lận ở vấn đề này vì chi phí cho xử lý chất thải rất cao, nhưng một phần nguyên nhân để xảy ra hậu quả lớn như trường hợp Formosa là sự buông lỏng của cơ quan quản lý.

Thực tế chỉ ra rằng, sai lầm của một số địa phương là vì áp lực tăng trưởng nên đã dung túng cho những hành vi sai trái của các nhà đầu tư. “Chúng ta nghĩ rằng nếu tăng chi phí bảo vệ môi trường lên quá thì nhà đầu tư họ không vào nữa, trong khi chúng ta cần dự án, cần tăng trưởng”, ông Thành đánh giá.

Theo Viện trưởng VEPR, địa phương không nên cực đoan đến mức từ chối tất cả các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, không nên cấm đoán hay loại hồ sơ dự án ngay từ đầu nhưng phải đặt ra những điều kiện đầu tư, những tiêu chuẩn về môi trường một cách nghiêm ngặt. Lúc đó, bản thân chủ đầu tư sẽ xem xét, cân nhắc, nếu họ tự cảm thấy không đáp ứng được thì họ sẽ tự rút lui.

“Riêng về trường hợp Formosa, nếu đội ngũ cơ quan quản lý thực sự có năng lực trong việc kiểm soát vấn đề môi trường thì phải giám sát chặt chẽ dự án, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng theo cam kết. Nếu ở lại, Formosa buộc phải tuân thủ nguyên tắc mà đã cam kết với chúng ta về vấn đề môi trường. Ngược lại, nếu cho rằng chi phí cho việc xử lý chất thải và những vấn đề môi trường khác quá lớn, họ có thể tự đóng cửa, rút lui chứ không cần bất cứ mệnh lệnh hành chính nào”, ông Thành phân tích.

Chuyên gia Phạm Sỹ Thành cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam luôn tái diễn và trầm trọng đó là năng lực thực thi giám sát hạn chế.

Khi chủ đầu tư cam kết sử dụng công nghệ hiện đại (loại A), vấn đề là cơ quan quản lý phải giám sát được thực tiễn liệu nhà đầu tư có thực hiện đúng như cam kết hay không, hay là âm thầm đưa vào công nghệ "fake" loại B, loại C vào sử dụng?

“Vấn đề là chúng ta phải giám sát được quá trình thực hiện của dự án, ngăn chặn được rủi ro môi trường chứ không phải là chờ đến khi dự án đó xả thải ra môi trường, khiến môi trường ô nhiễm rồi thì mới phát hiện ra, rồi kiểm điểm trách nhiệm và xử phạt” - TS. Phạm Sỹ Thành nhận xét.

Ngoài ra, TS. Phạm Sỹ Thành cũng đánh giá, “chúng ta thiếu người và thiếu kinh phí để giám sát đã đành, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, không ít đơn vị chức năng còn tình trạng qua loa đại khái chỉ nhằm báo cáo hành chính cho xong việc; chức năng kiểm tra, giám sát còn chồng chéo giữa các cơ quan khác nhau”.

Nhận xét quản lý môi trường là vấn đề rất khó, cần có năng lực, công nghệ và sự nghiêm túc, Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành cho rằng, tuyệt đối không được tư lợi cá nhân, không thể vì trục lợi mà “vẽ đường cho hươu chạy”, bao che cho những hành vi sai trái.


Việc giám sát, quản lý vấn đề môi trường của các dự án đầu tư nói chung, không riêng gì Formosa, vẫn còn lỏng lẻo và tắc trách
Việc giám sát, quản lý vấn đề môi trường của các dự án đầu tư nói chung, không riêng gì Formosa, vẫn còn lỏng lẻo và tắc trách

Ông Nguyễn Đức Thành cũng cảnh báo, nếu chỉ vì thành tích thu hút đầu tư mà không bảo đảm được một cơ chế bảo vệ môi trường hữu hiệu, không xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm thì thiệt hại cho xã hội và người dân là rất lớn, đe dọa cuốn trôi những nỗ lực tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội.

Mặc dù chưa thực hiện một ước lượng nghiêm ngặt về những tổn thất này, VEPR ước tính sơ bộ mức tổn thất vượt qua rất nhiều so với con số 500 triệu USD mà Formosa cam kết bồi thường.

Theo đánh giá của VEPR, tác động về mặt kinh tế của hiện tượng cá chết hàng loạt sẽ thông qua hai kênh. Thứ nhất, hiện tượng này tác động trực tiếp tới những ngành có liên quan như nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, nghề muối và ngành du lịch. Thứ hai, trong trung và dài hạn, nhiều ngành khác trong nền kinh tế sẽ chịu tác động lan tỏa dây chuyền sau những tác động trực tiếp.

Ngoài ra, những thiệt hại về môi trường biển, nguồn lợi thủy sản, uy tín chỉ dẫn địa lý, sinh kế người dân và gắn kết xã hội là lâu dài, to lớn và rất khó đánh giá.

Trước đó, theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có khoảng 263.000 lao động bị ảnh hưởng sau thảm họa cá chết, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Trong đó, riêng Quảng Bình ước tính bị thiệt hại trực tiếp khoảng 2.655 tỷ đồng sau ba tháng, dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng đến hết năm 2016.

Nói về con số 500 triệu USD, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng cho rằng, 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác… vẫn chưa tính được.

 

                                                                 Theo Dân trí

 

 

Các tin khác


Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, nghiệp vụ ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động tài chính toàn diện cho 50 lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN 18 tỉnh khu vực phía Bắc.

Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục