(HBĐT) - Những cánh đồng xanh mướt trải dài ở xã Nam Thượng (Kim Bôi) mà chúng tôi chứng kiến bắt nguồn từ sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện dồn điền, đổi thửa. Đồng chí Quách Thị Miến, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Kim Bôi đánh giá: “Nam Thượng là một trong những xã tiêu biểu của huyện thực hiện dân vận khéo trong dồn điền, đổi thửa. Nhờ phát huy tính dân chủ, công khai, minh bạch đã tạo sự tin tưởng của nhân dân giúp xã từng bước hoàn thành được mục tiêu đề ra”.

 

 

Nhân dân xóm Nam Hạ, xã Nam Thượng (Kim Bôi) yên tâm lao động, sản xuất sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa thành công. ảnh: Gia đình ông Bùi Văn Thẹo, xóm Nam Hạ trồng ngô trên diện tích 500 m2 đất được chia từ việc dồn điền, đổi thửa.

Toàn xã có 7 xóm, 1.259 hộ và 5.536 nhân khẩu. Việc dồn điền, đổi thửa được thực hiện đầu tiên ở xóm Bãi Xe vào năm 2013 nhờ sự đồng thuận cao của nhân dân thông qua vận động, tuyên truyền của chi bộ và BQL xóm. Với hơn 5 ha đất canh tác, trước đây, mỗi nhà trong xóm có từ 5 – 10 thửa. Sau khi dồn điền, đổi thửa thành công, mỗi gia đình chỉ còn 1- 2 thửa. Nhờ đó, tạo thuận lợi cho bà con canh tác, áp dụng KH-KT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.  

Đồng chí Quách Thị Thủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nam Thượng cho biết: “Từ hiệu quả sau dồn điền, đổi thửa ở xóm Bãi Xe, ngày 23/2/2016, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 11 về dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, xã thành lập Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa và chọn xóm Nam Hạ làm điểm. Trong quá trình thực hiện, các đồng chí cấp ủy phụ trách xóm đã bám sát tình hình, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và những khó khăn, vướng mắc để báo cáo về Thường trực Đảng ủy. Đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch việc đo đạc diện tích có sự chứng kiến của nhân dân để đảm bảo công bằng, kết hợp với tuyên truyền, vận động đã tạo sự tin tưởng và đồng thuận trong nhân dân”. Ngoài ra, Đảng ủy vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện để nhân dân noi theo, tiêu biểu như các ông: Bùi Đức Hùng (xóm Bãi Xe), Bùi Văn Quyết (xóm Nước Ruộng), Bùi Văn êm (xóm Nam Hạ)…

Chúng tôi đến xóm Nam Hạ, đồng chí Trưởng xóm Bùi Văn êm chia sẻ: “Ngay sau khi NQ số 11 được ban hành và chọn Nam Hạ làm điểm, chúng tôi đã tổ chức họp bàn để phổ biến, tuyên truyền nhân dân về lợi ích mà việc dồn điền, đổi thửa đem lại. Đồng thời, công khai kế hoạch, lộ trình thực hiện việc đo đạc diện tích để nhân dân nắm được. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là bà con lo ngại bốc thăm phải thửa đất xấu”. Hiện, tổng diện tích đất canh tác của xóm có 24 ha, trong đó 7 ha là đất xấu. Trước lo lắng của bà con, sau quá trình bàn bạc, BQL xóm đề ra giải pháp đưa phần đất xấu ra cho ai mạnh dạn nhận trước sẽ được nhiều hơn 50 m2 so với người được nhận phần đất tốt. Cụ thể, các hộ nhận phần đất xấu sẽ được 550 m2, hộ nhận phần đất tốt chỉ được 500 m2. Ngay sau thông báo, có 8 hộ đăng ký nhận 7 ha đất xấu và các hộ còn lại được chia đều 17 ha đất tốt. Nhờ có giải pháp sáng tạo đã giúp xóm hoàn thành 100% việc dồn điền, đổi thửa sau 1 năm thực hiện. Trước đây, mỗi hộ có đến 9 thửa, nay rút xuống còn 2 thửa.

 

Nam Thượng có 443 ha đất canh tác, từ năm 2016 đến nay, xã đã thực hiện dồn điền, đổi thửa đạt 70% ở các xóm: Bãi Xe, Nam Hạ, Nước Ruộng, Bình Tân, chủ yếu trồng các loại bí xanh, dưa chuột, dưa bở, lặc lày. Hộ nhiều nhất có 3 thửa, ít nhất là 1 thửa. Hai xóm Nam Thượng và Bôi Cả đang trong quá trình thống nhất chủ trương và xây dựng kế hoạch, dự kiến trong năm nay bắt đầu thực hiện.  

Đồng chí Quách Thị Thủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết thêm: “Một số cách làm hay cũng được các xóm vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế như xóm Bãi Xe ưu tiên các hộ gia đình chính sách, người có công được nhận phần đất trước. Hay như xóm Bình Tân, Nam Hạ ưu tiên cho các hộ tự dồn điền, đổi thửa trước khi có Nghị quyết số 11 của Đảng ủy xã và các hộ có nhà gần ruộng được nhận trước”.  

Thực tế cho thấy, việc dồn điền, đổi thửa ở xã  Nam Thượng đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã tăng lên 19 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,3% (năm 2015)  xuống còn 5,3%.

 

                                                          Thanh Sơn

 

Các tin khác


Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, nghiệp vụ ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động tài chính toàn diện cho 50 lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN 18 tỉnh khu vực phía Bắc.

Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục