(HBĐT) - Đi vào hoạt động cách đây hơn chục năm, thế nhưng công trình nước sạch tại xã Hữu Lợi (Yên Thủy) với số vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng theo Chương trình 134 do huyện làm chủ đầu tư không phát huy được hiệu quả sử dụng, gây lãng phí. Từ đó dẫn đến tình trạng người dân sống gần công trình nước sạch mà… không được hưởng lợi.


Bỏ hoang công trình nước sạch tiền tỷ

Sau khi khánh thành, công trình nước sạch của xã Hữu Lợi đặt tại xóm Dấp được huyện giao cho xã trực tiếp quản lý. Công trình xây dựng với mục đích cung cấp nước sạch cho 4 xóm: Rộc, Sổ, Rại, Dấp; 3 trường học, 1 trạm y tế và UBND xã. Sau hơn chục năm, công trình mới hoạt động được vài lần rồi "nằm yên”. Hệ thống công trình chỉ có 1 máy bơm hút nước trực tiếp từ sông Lạng lên bể trung tâm, qua bộ lọc rồi dẫn đến các đơn vị nhận nước. Tuy nhiên, công trình không phát huy được hiệu quả, nguyên nhân được đồng chí Bùi Văn Ngớt, Chủ tịch UBND xã chỉ rõ: "Công trình không đủ kinh phí lắp đường ống dẫn nước đến từng hộ hoặc nhóm hộ nên việc nhận nước để sử dụng hạn chế. Do đó, mỗi đơn vị nhận nước chỉ có một bể chứa nước chung (dung tích khoảng 6 m3) với đường ống dẫn nước từ bể trung tâm đến. Đồng thời, nguồn nước được hút lên từ sông Lạng không đảm bảo vệ sinh cộng thêm hệ thống lọc thô sơ, không an toàn nên người dân các xóm và cán bộ trường học, trạm y tế và UBND xã không yên tâm sử dụng”.

 

ng trình nước sạch tại xã Hữu Lợi (Yên Thủy) xây dựng cách đây hơn chục năm nhưng không phát huy được hiệu quả. 

Theo ghi nhận của phóng viên, công trình nước sạch gồm 2 bể, 1 bể chứa nước có dung tích 70 m3, 1 bể chứa nước lọc 20 m3. Trên các bể chứa nước phủ đầy lá rụng. Bên trong bể không có nước và mọc đầy rêu do bỏ hoang lâu ngày. 

Xóm Sổ, xã Hữu Lợi là 1 trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh, vấn đề trăn trở nhất chính là nước sạch. ông Quách Văn Sin, Trưởng xóm Sổ cho biết: "Nhiều năm nay, chúng tôi phải sử dụng nguồn nước tự nhiên không đảm bảo vệ sinh. Bà con khó có thể tự đào giếng do đất có than. Nếu giếng đào không đủ sâu thì nước lẫn than không sử dụng được mà muốn đào sâu cũng không có phương tiện kỹ thuật. Vậy nên buộc người dân phải sử dụng trực tiếp nước từ sông Lạng chưa qua xử lý hoặc xử lý thô sơ không đảm bảo vệ sinh. Nước từ giếng tự đào lâu năm có tình trạng nhiễm vôi, nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Mặc dù công trình nước sạch đã được xây dựng, tuy nhiên, chúng tôi chưa được hưởng lợi từ công trình này”. 

Mong mỏi từng ngày của người dân 

Trong 4 xóm có tên trong danh sách được cung nước sạch từ công trình này, duy chỉ có xóm Sổ là không sử dụng được nước giếng đào do đất có lẫn than. Chúng tôi "mục sở thị” tại hộ ông Quách Văn ưu ở xóm Sổ. Nước giếng của gia đình ông vàng đục, đóng váng trên bề mặt, không đảm bảo vệ sinh nhưng "lực bất tòng tâm” gia đình buộc phải sử dụng. "Giá mà công trình nước sạch phát huy tác dụng thì bà con xóm tôi đỡ đi nỗi lo về nguồn nước, không ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông ưu giãi bày. 

Để khắc phục tình trạng chung, các xóm, đơn vị đều phải khoan giếng khơi kết hợp với dẫn nước từ các khe núi về sử dụng. Ngoài xóm Sổ, nước giếng ở các xóm đều có thể sử dụng được, nhưng ngặt nỗi, vấn đề thiếu nước sản xuất khiến cho bà con không khỏi băn khoăn. 

Chúng tôi đến xóm Dấp có 98 hộ với 398 nhân khẩu. 100% hộ đều sử dụng nước giếng và nước tự chảy. Ngoài nỗi trăn trở về nguồn nước sạch, bà con thêm lo lắng khi cứ đến những tháng mùa khô là thiếu nước, đặc biệt là nước sản xuất. Xóm có 40 ha đất sản xuất thì một nửa diện tích "khát nước” vào mùa khô. Nước sông Lạng không đảm bảo vệ sinh nên bà con trong xóm không ai dám sử dụng. "Mong muốn lớn nhất của bà con xóm tôi cũng như các xóm còn lại là được chính quyền cấp trên quan tâm, hỗ trợ, giúp chúng tôi có nguồn nước sạch để dùng”, đồng chí Đinh Văn Cần, Trưởng xóm Dấp gửi gắm. 

Cùng chung nỗi lo với người dân, đồng chí Chủ tịch UBND xã bày tỏ: "Đề nghị huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và lắp đường ống dẫn nước về từng nhóm hộ và các đơn vị trên địa bàn xã. Đồng thời, tạo điều kiện giúp bà con khoan giếng ở độ sâu đảm bảo tiêu chuẩn để người dân đủ nước sạch sử dụng, yên tâm lao động, sản xuất”.

Trước đề xuất, kiến nghị của chính quyền và người dân xã Hữu Lợi, đồng chí Bùi Văn Hồng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Thủy cho biết: "Xã cần nhanh chóng xây dựng báo cáo về tình hình thực trạng sử dụng công trình nước sạch tại xóm Dấp và những đề xuất, mong muốn của người dân. Từ đó, phòng Dân tộc huyện sẽ làm căn cứ để tham mưu cho UBND huyện đề xuất lên UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ, khắc phục khó khăn về nguồn nước cho người dân”. 


                                                                                                  Thanh Sơn


Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục