Liên quan đến vụ hơn 1.500 tấn cá bè chết hàng loạt trên sông La Ngà, đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai, chiều 24-5, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai Đặng Minh Đức cho biết, Cục Môi trường miền nam, Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT đã xuống hiện trường khảo sát, phối hợp với các cơ quan liên quan tỉnh Đồng Nai làm rõ nguyên nhân. Bước đầu, nguyên nhân cá chết được xác định do sự biến đổi bất lợi về môi trường

Cá chết do nhiều chỉ số môi trường vượt ngưỡng

Theo đó, đoàn do ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Môi trường miền nam và các cán bộ chuyên môn, phối hợp với Sở TN-MT Đồng Nai đã khảo sát trên sông La Ngà, khu vực xảy ra cá chết hàng loạt để làm rõ nguyên nhân. Theo ông Trần Phong, khoảng năm ngày nữa sẽ có kết quả phân tích các mẫu nước mặt, thủy sinh mà Sở TN-MT Đồng Nai lấy sau khi xảy ra cá chết, khi đó sẽ cung cấp chính thức nguyên nhân.


100 tấn cá của hộ ông Võ Văn Thảo chết chỉ sau 30 phút.

Còn Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà, cho biết, kết quả kiểm tra một số mẫu nước lấy tại sông La Ngà, khu vực cá chết hàng loạt cho thấy, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) thấp, giao động trong khoảng 2,6 – 3,2 mg/L, trong khi hàm lượng DO tối ưu khuyến cáo cho đối tượng nuôi từ 4 mg/l trở lên. Ngoài ra, hàm lượng NH4vượt mức giới hạn cho phép của cá nuôi khoảng 5,6 -11 lần và NO2 vượt mức giới hạn cho phép từ 10 – 20 lần (theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì NH4< 0,9 mg/L; NO2=0,05mg/L). Trước đó, trên địa bàn xảy ra mưa lớn kéo dài có thể mang lượng nước cuốn theo các chất ô nhiễm khác làm tăng tính độc của một số khí như: NH3, H2S, CH4, NO2... dẫn đến cá bị sốc, chết hàng loạt.

Theo nhận định bước đầu của Chi cục Thủy sản Đồng Nai, cá chết do có sự biến đổi bất lợi về môi trường. Tuy nhiên, để có kết quả đầy đủ phải đợi các mẫu cá, mẫu nước đang được phân tích tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trung tâm Dịch vụ phân tích môi trường TP Hồ Chí Minh.

Tìm giải pháp hỗ trợ nông dân

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai Huỳnh Thành Vinh cho biết, đang chờ kết luận chính thức từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hướng xử lý tiếp theo là, trong trường hợp kết luận chính thức nguyên nhân cá chết là do thiên tai chứ không phải do nguồn thải ô nhiễm từ các nhà máy thì ngư dân sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ để khôi phục sản xuất. "Quy định hiện hành, nếu nguyên nhân cá chết là do thiên tai, cứ 100m3 của lồng nuôi sẽ được Nhà nước hỗ trợ từ 7 - 10 triệu đồng. Nếu là do thiên tai, Sở NN-PTNT sẽ có đề xuất, kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai hỗ trợ người nuôi. Mặt khác, nếu nguyên nhân được xác định do tác động từ việc xả thải của các nhà máy hoạt động chung quanh thì sẽ đề nghị Công an vào cuộc xử lý theo đúng thẩm quyền”. ông Vinh cho hay.

Đối với nghi vấn của một số người dân về việc do xả thải của một số doanh nghiệp gần sông La Ngà, Sở TN-MT Đồng Nai cho biết, về phía hạ lưu sông La Ngà có hai nguồn thải lớn gồm: Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Công ty TNHH AB Mauri. Hai vị trí xả thải này nằm trong phạm vi khu vực cá chết về phía hạ nguồn. Tuy nhiên, hiện nay, Công ty Cổ phần mía đường La Ngà không hoạt động sản xuất do hết mùa vụ, còn Công ty TNHH AB Mauri đã được Sở TN-MT Đồng Nai giám sát vào ngày 7-5, có thực hiện thu mẫu nước thải sau xử lý. Kết quả, theo dõi quan trắc tự động nước thải truyền ổn định về Trung tâm thông tin tại Sở TN-MT, đến nay kết quả quan trắc tự động chưa vượt ngưỡng theo quy định.


Cá của nhiều hộ dân chết trắng bè, sau nhiều ngày mới thu gom hết.

Theo ông Đặng Minh Đức, để tiếp tục làm rõ nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt trên sông La Ngà, đơn vị đã kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai giao UBND huyện Định Quán phối hợp với Sở NNPTNN tìm hiểu, phân tích nguyên nhân cá chết trong phạm vi chuyên môn ngành. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi cá trong điều kiện chất lượng nước khu vực lòng hồ Trị An trên sông La Ngà không ổn định, tránh thiệt hại xảy ra. Ngoài ra, chỉ đạo các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương, hướng dẫn người dân các biện pháp để thu gom, xử lý cá chết, tránh tình trạng cá phân hủy, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng các hộ nuôi trồng khác trên sông La Ngà, đặc biệt các hộ ở hạ lưu chưa bị ảnh hưởng và khuyến cáo người dân di chuyển bè cá đi xa khu vực cá chết nhằm hạn chế thiệt hại.

Từ khoảng 22 giờ ngày 20 đến 3 giờ sáng ngày 21-5, cá bè của nhiều hộ dân nuôi trên sông La Ngà, đoạn qua địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai bất ngờ chết nổi trắng. Thống kê có 322 bè của 80 hộ dân thuộc hai xã La Ngà và Phú Ngọc, huyện Định Quán bị thiệt hại. Cá chết chủ yếu là điêu hồng, cá chép, cá lăng và cá mè với tổng số 1.548 tấn. Trong đó, xã Phú Ngọc có 43 hộ, thiệt hại 814 tấn cá và xã La Ngà có 37 hộ với 734 tấn cá bị chết. Theo người dân và ngành chức năng tỉnh Đồng Nai, đây là thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay đối với người nuôi cá bè trên sông La Ngà.

 


                                                                Theo Nhân dân 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục