(HBĐT) - Đối với huyện Tân Lạc, sạt lở đất, đá là loại thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn, nhất là vào mùa mưa. Đặc biệt, trong năm 2017 đã xuất hiện các địa điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân. Chính vì vậy, khi xây dựng các phương án ứng phó thiên tai năm 2018, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện Tân Lạc quán triệt cần chủ động nâng cao hiệu quả ứng phó với loại hình thiên tai đặc biệt nghiêm trọng này


Các lực lượng "4 tại chỗ” được huy động để khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất, đá nghiêm trọng xảy ra tháng 10/2017 tại khu vực thác Khanh, xóm Khanh, xã Phú Cường (Tân Lạc).

Theo BCH PCTT&TKCN huyện Tân Lạc: Sạt lở đất, đá là loại thiên tai thường xuyên xảy ra tại các vùng có địa chất, địa hình không ổn định như các xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông, Quyết Chiến, Ngòi Hoa, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Quy Hậu, Đông Lai... và dọc các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ 6. Đặc biệt, vào mùa mưa, loại hình này xảy ra với tần suất nhiều hơn. Đáng lo ngại là trong mùa mưa 2017 đã xuất hiện thêm các điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở cao, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân trong khu vực. Hiện nay, các khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao đã được huyện ban bố tình trạng khẩn cấp bao gồm: khu vực các xóm: Trong, Tớn, Bái, Bương - xã Nam Sơn; khu vực xóm Khanh, xóm Khởi - xã Phú Cường; khu vực xóm Bưng, Khang - xã Quy Hậu; khu vực xóm Cóc, Đôi - xã Ngọc Mỹ; khu vực xóm Chếch, Muôn - xã Đông Lai; khu vực xóm Hò, Hày - xã Bắc Sơn. Đây là các khu vực trọng điểm về thiên tai bởi đã từng xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố lũ quét, sạt lở đất, đá. Ngoài ra, các xã, thị trấn cần thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực khác, lập phương án ứng phó thiên tai cấp xã để kịp thời ứng phó các sự cố thiên tai có thể xảy ra.

Là nơi có địa hình phức tạp, huyện Tân Lạc luôn phải gồng mình ứng phó với các nguy cơ thiên tai tiềm ẩn trong mùa mưa bão hàng năm. Trong mùa mưa bão năm ngoái, toàn huyện có 20 người thiệt mạng do thiên tai, trong đó 1 người bị sét đánh (xã Tuân Lộ), 1 người bị nước lũ cuốn trôi (xã Nam Sơn), 18 người bị vùi lấp do sạt lở đất, đá (xã Phú Cường). Cùng với thiệt hại về người, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về vật chất với tổng mức gần 200 tỷ đồng. Đây là mức độ thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay từng ghi nhận trên địa bàn huyện, qua đó cho thấy sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai trong tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ.

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT, Phó Trưởng BCH PCTT&TKCN huyện Tân Lạc trao đổi: Trong các loại hình thiên tai cần chủ động ứng phó năm nay, nguy cơ lớn nhất được xác định là sạt lở đất, đá. Đây chính là loại thiên tai đã gây hậu quả nghiêm trọng trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017, cướp đi sinh mạng của 18 người dân xóm Khanh, xã Phú Cường. Sự mất mát đau đớn này một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo đòi hỏi công tác PCTT&TKCN năm 2018 của huyện Tân Lạc phải được tăng cường để ứng phó hiệu quả hơn với nguy cơ sạt lở đất, đá. Thực tế tại huyện Tân Lạc, tháng chạp vẫn có sạt lở đất, đá ở xã Quy Hậu, nghĩa là thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào chứ không chỉ riêng trong mùa mưa bão. Chính vì vậy, công tác PCTT&TKCN được huyện xác định phải thực hiện thường xuyên, liên tục, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ tính mạng của người dân, thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản là: "Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả khẩn trương và hiệu quả”.

Được biết, Phương án ứng phó thiên tai huyện Tân Lạc năm 2018 đã được UBND huyện ban hành vào đầu tháng 4/2018. Phương án nhằm giúp chính quyền và nhân dân trong huyện chủ động triển khai các biện pháp cần thiết, thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các loại hình thiên tai, từ đó nâng cao năng lực xử lý tình huống, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra. Đặc biệt, riêng đối với thiên tai sạt lở đất, đá, huyện Tân Lạc đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó, đảm bảo yêu cầu "4 tại chỗ” để xử lý các trường hợp khẩn cấp theo phương châm "cứu người trước, cứu tài sản sau”. Đối với các vùng có nguy cơ sạt lở cao, phương châm "4 tại chỗ” được đặc biệt chú trọng với quyết tâm bảo toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Năm nay, cơ quan thường trực PCTT&TKCN tiếp tục đặt tại Phòng NN&PTNT huyện, trực ban 24/24h, có trách nhiệm theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết để nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực hiện. Ngoài ra, trong những ngày mưa bão sẽ huy động nhân lực từ các xã, thị trấn để phối hợp với lực lượng thuỷ lợi làm nhiệm vụ tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện sự cố và ẩn họa để báo cáo ngay về BCH PCTT&TKCN huyện. Các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, lực lượng ứng cứu toàn dân... cũng sẵn sàng tham gia theo phương án đã được hoạch định. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu từ tháng 5 - 10/2018, với quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện Tân Lạc.


Thu Trang

 



Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục