(HBĐT) - Sáng ngày 21/7, trạm bơm Quỳnh Lâm công trình thoát nước trọng điểm cho trung tâm bờ phải TP Hoà Bình đang phải hoạt động hết công suất với 2 máy bơm liên tục với khoảng 18.000m3 nước/h.

Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Đình Chung, Phó Trưởng phòng Kinh tế (TP Hoà Bình), có mặt tại trạm bơm Quỳnh Lâm thời điểm sáng 21/7, cho hay: so với lượng nước mưa khá lớn trong mấy ngày qua cùng với quy mô hiện tại mới chỉ lắp đặt 2/8 máy bơm hoạt động, trạm bơm Quỳnh Lâm chưa thể đảm bảo thoát nước kịp thời cho trung tâm bờ phải TP Hoà Bình khi thời tiết tiếp tục có mưa lớn, kéo dài.


Trạm bơm Quỳnh Lâm đang hoạt động hết công suất tiêu nước mưa lũ cho trung tâm bờ phải TP Hoà Bình

 

Thực tế, vào lúc 10h ngày 21/7, theo quan sát, mực nước ngoài sông Đà có cốt lên đến 19,5m, còn phía trong trạm bơm là 18,8m. Tức là mực nước phía trong thành phố thấp hơn khoảng 70cm so với mặt nước sông Đà cùng thời điểm.

Còn về phía đại diện Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình, đơn vị vận hành trạm bơm Quỳnh Lâm, cho biết, trạm bơm Quỳnh Lâm được xây lắp nhằm đảm bảo tiêu nước chủ yếu cho các phường Phương Lâm, Đồng Tiến và một số xóm của xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình).


Cống số 3 tự chảy đang gặp sự cố một cánh phai.

 

Nhận sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản cùng các cơ quan chức năng về bơm tiêu nước cho khu vực trung tâm Thành phố, hơn hai ngày qua, Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình đã thực hiện bơm tiêu nước từ liên tục từ 7h sáng ngày 19/7 đến gần tối ngày 20/7. Tiếp đó, sáng ngày 21/7, đơn vị tiếp tục thực hiện chạy hết công suất cho cả hai máy bơm nhằm đưa nước ra ngoài sông, cho đến khi mực nước trở về cốt an toàn ở khoảng dưới 17m.

Được biết, với 2 máy bơm hiện tại, mỗi giờ, trạm bơm Quỳnh Lâm thực hiện bơm khoảng 18.000m3 nước từ trong ra ngoài sông Đà. Tính bình quân mỗi ngày đêm, trạm bơm Quỳnh Lâm đã tiêu nước cho địa bàn trung tâm Thành phố lên đến gần 500.000 m3 nước.

Đáng chú ý, trong hệ thống thoát nước trung tâm bờ phải TP Hoà Bình dẫn qua kênh 20 và đổ về trạm bơm Quỳnh Lâm thì còn một cống số 3 tự chảy từ kênh 20 qua đê Quỳnh Lâm ra ngoài sông Đà, nếu như mực nước phía trong thành phố cao hơn mức nước phía ngoài. Thời điểm lúc 10 giờ sáng ngày 21/7 do mực nước phía trong thấp hơn bê ngoài sông nên cống số 3 này đã tự đóng lại ngăn không cho nước sông Đà chảy ngược vào thành Phố.

Bộ phận vận hành cống số 3 được thiết kế với 2 cánh phai. Tuy nhiên, không hiểu sao thời điểm cần thoát lũ từ ngày 19 – 20/7, khi mực nước ngoài sông Đà thấp hơn phía trong thành phố thì một cánh phai của cống số 3 bị hỏng dẫn đến không mở được, điều này đã làm chậm việc thoát nước tự chảy từ bên trong thành phố ra ngoài sông Đà.

Mới đây, để đối phó với ảnh hưởng của cơn bão số 3 và vùng áp thấp nhiệt đới trên biểm Đông dự kiến lại sắp đổ bộ vào đất liền, vào 10giờ sáng ngày 21/7, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đã thực hiện mở thêm một cửa xả đáy. Và vào lúc 16h chiều cùng ngày sẽ tiếp tục mở thêm 01 cửa xả đáy nữa, nâng tổng số cửa xả đáy của Thuỷ điện Hoà Bình lên con số 4 cửa, đồng thời, vận hành tối đa 8 tổ máy phát điện. Như vậy, mực nước ngoài sông Đà được dự báo sẽ luôn cao hơn phía trong trugn tâm bờ phải thành phố Hoà Bình.

Để ứng phó với tình hình hiện tại nhằm tiêu lũ kịp thời đối với địa bàn trung tâm bờ phải TP Hoà Bình, theo đồng chí Nguyễn Đức Tiến, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình, đối với cống số 3 đến thời điểm hiện tại mặc dù bị sự cố nhưng cũng không có tác dụng. Đơn vị sẽ tập trung vận hành liên tục cả hai máy bơm nhằm đảm bảo thoát lũ kịp thời, giảm bớt ngập lụt trung tâm bờ phải TP Hoà Bình.

Về lâu dài, để đảm bảo cho việc thoát lũ chủ động kể cả trong lúc thời tiết mưa nhiều ngày, mực nước sông Đà dâng cao, theo đồng chí Nguyễn Đức Tiến, tỉnh ta cần dành nguồn lực xác đáng, sớm đầu tư đầy đủ 8 máy bơm theo đúng thiết kế thoát nước của trạm bơm Quỳnh Lâm vào khoảng 64.000m3/h gấp hơn 3 lần công suất so với hiện nay.


                                                                                          H.Trung


Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục