(HBĐT) - Để thuận tiện hơn trong việc giao thương hàng hóa vùng Tây Bắc và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, năm 2002, Bộ GTVT đã đầu tư, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 6. Qua thời gian đưa công trình vào sử dụng, tuyến đường qua huyện Cao Phong đã bộc lộ một số tồn tại. Trong đó, km 88+670 và km 90+250 (thuộc địa phận khu 3, khu 4, thị trấn Cao Phong) mỗi khi mưa lớn kéo dài xảy ra ngập úng cục bộ, gây khó khăn, nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Mặc dù được cảnh báo là vị trí thường xuyên xảy ra ngập úng nhưng việc xử lý lại ngoài khả năng của địa phương.


Năm nào cũng vậy, cứ mưa lớn kéo dài là khu vực trên lại bị ngập úng từ 1 - 1,5 m. Đặc biệt, vừa qua, dưới tác động của hoàn lưu bão số 3, thị trấn Cao Phong nước ngập cao và chảy siết khiến việc tham gia giao thông của người dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nước từ hồ Đác Tra cách đó hơn 2 km tràn ra. Nước tiêu thoát chậm do hệ thống thoát nước gần như không còn tác dụng. Đây là vị trí thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ, tuy nhiên, hiện địa phương chưa có hướng xử lý dứt điểm khiến người dân năm nào cũng phải "sống chung” với nước lũ.


Do tác động của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn kéo dài cộng với lượng nước từ hồ Đác Tra tràn ra gây ngập úng tại thị trấn Cao Phong (Cao Phong). ảnh chụp chiều 21/7/2018.

Ông Phạm Đức Tiến, khu 3, thị trấn Cao Phong chia sẻ: Tôi sống ở đây từ năm 1959. Trước khu vực này không bị ngập. Hành lang của dòng chảy rộng. Qua thời gian, hành lang dòng chảy thu hẹp dần, trong khi đó phía hạ lưu bị bồi đắp cao nên ở đây cứ mưa 3 - 4 hôm là ngập. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương về tình trạng ngập úng. Tuy nhiên đến nay, việc ngập úng vẫn tồn tại.

Trong các ngày xảy ra mưa lớn kéo dài từ ngày 19 - 21/7 đã có gần 100 hộ tại thị trấn Cao Phong bị nước tràn vào nhà. Ngoài nguyên nhân do nước từ hồ Đác Tra tràn ra, nhiều vị trí tại khu 3, khu 4 (thị trấn Cao Phong), người dân tự ý đổ bê tông che kín nhiều nắp cống khiến nước không tiêu thoát kịp. Trước tình trạng trên, Ban ATGT huyện đã lên phương án phá dỡ các công trình nhà dân xây dựng vi phạm hành lang giao thông, làm thay đổi kết cấu, hiện trạng giao thông, cản trở dòng chảy của nước. Qua đó tránh áp lực dòng chảy mạnh gây nguy hiểm đến tính mạng và nhà cửa của người dân. Sau khi mưa ngớt, được sự tuyên truyền của các cấp chính quyền, các hộ vi phạm hành lang giao thông đã tự tháo dỡ phần vi phạm. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp mang tính tình thế. Bởi theo phân cấp, hệ thống cống, rãnh thoát nước thuộc quản lý của Bộ GTVT nên việc khắc phục ngập úng là ngoài khả năng của huyện.

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Việc khắc phục ngập úng tại khu vực trên đòi hỏi kinh phí rất lớn. Chúng tôi sẽ đề nghị UBND tỉnh; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các Sở: NN&PTNT, GTVT, KH&ĐT báo cáo Bộ GTVT các vị trí cần khắc phục, sửa chữa, nâng cấp. Cụ thể, đề nghị thay thế cống thoát nước qua đường tại km 88 + 670 bằng cầu, xây dựng mở rộng kênh thoát nước khu vực hạ lưu và cải tạo, mở rộng rãnh thoát nước từ km 90 + 250 - km 90 + 350. Còn về phía huyện, tới đây, chúng tôi sẽ cho nạo vét phần hạ lưu để tiêu thoát nước kịp thời.


Phạm Minh Tuấn

(Đài Cao Phong)


Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục