(HBĐT) - Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại xóm Cáp, xã Hợp Thanh (Lương Sơn). Công tác chống dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh đã được huyện Lương Sơn triển khai hết sức khẩn trương, giúp nhanh chóng khống chế, bao vây ổ dịch.


Theo đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện: Trong vòng 24h đồng hồ, kể từ khi nhận tin hộ gia đình ông Mai Xuân Trường ở xóm Cáp, xã Hợp Thanh có lợn ốm, chết, đến lúc Chi cục Chăn nuôi cử cán bộ lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm xác định dương tính với DTLCP và đề nghị UBND huyện Lương Sơn công bố dịch, UBND huyện đã báo cáo UBND tỉnh và Huyện ủy để kịp thời chỉ đạo. Đồng thời, thực hiện công bố dịch, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của huyện, chỉ đạo tổ chức tiêu hủy đàn lợn của hộ chăn nuôi Mai Xuân Trường với trọng lượng 1.018 kg trước sự chứng kiến của Hội đồng tiêu hủy lợn bệnh DTLCP. Việc tiêu hủy được thực hiệntheo đúng quy trình hướng dẫn của cơ quan chức năng. Trước đó, ngay sau công bố dịch, tại địa phận có dịch đã thành lập 2 chốt kiểm dịch tạm thời chốt tại trục giao thông chính, túc trực lực lượng 24/24h,căng biển báo, hướng dẫn người và phương tiện hạn chế ra, vào vùng dịch.


Xã Hợp Thanh (Lương Sơn) huy động nhân lực tại chỗ thực hiện công tác chống dịch tả lợn châu Phi.

Tại địa bàn dịch, huyện đã cấp 3 tấn vôi bột, 100 lít thuốc để khử trùng tiêu độc đường làng, ngõ xóm, cống rãnh. Xã có dịch thành lậpBan chỉ đạo đôn đốc việc thực hiện khoanh vùng, bao vây, dập dịch, tổ chức tiêu hủy 100% các loại lợn trong ổ dịch theo quy định, cấm buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn ra, vào khu vực ổ dịch. Riêng trường hợp cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật, cơ quan chuyên môn sẽ lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP mới được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền địa phương.

Nguồn nhân lực tại chỗ được huy động thực hiện phun khử trùng chuồng nuôi gia súc, gia cầm và môi trường chăn nuôi trong phạm vi 3 km xung quanh ổ dịch, thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục với tần suất 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2 - 3 tuần tiếp theo, đồng thời, rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống, rãnh thoát nước. Chốt kiểm dịch động vật tạm thời trực 24/24h, phun khử trùng tiêu độc tất cả các loại phương tiện đi qua chốt.

Là vùng chăn nuôi lợn trọng điểm với số lượng đầu con lớn nhất, nhì của tỉnh, huyện đang tập trung khống chế, ngăn chặn sự lây lan của DTLCP đến các địa bàn xung quanh và huyện giáp ranh. Đối với 3 xã đang bị ổ dịch uy hiếp gồm: Thanh Lương, Cao Thắng, Long Sơn có tổng đàn lợn trên 10.000 con, huyện đã chỉ đạo và triển khai kiểm tra, giám sát toàn bộ đàn lợn, thực hiện phun khử trùng tiêu độc, hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh môi trường, thu gom chất độn, chất thải tại các chuồng nuôi, xử lý bằng cách đốt, ủ, dùng vôi bột rắc nền và xung quanh chuồng nuôi. Đối với các xã vùng đệm gồm: Hợp Châu, Tân Thành, Trung Sơn, Thành Lập, Liên Sơn, Tiến Sơn, thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng tần suất 1 lần/tuần, theo dõi, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm khi lợn có biểu hiện. Nếu dịch xảy ra ở bất kỳ điểm nào, huyện sẵn sàng phương án tiêu hủy đàn lợn bị bệnh để xử lý bao vây, dập dịch đảm bảo quy định.

 Tại hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách khống chế DTLCP, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đánh giá cao sự khẩn trương ứng phó với DTLCP của huyện Lương Sơn và cho rằng, huyện đã vận dụng tốt kinh nghiệm chống dịch,vào cuộc quyết liệt, giúp xử lý ổ dịch nhanh, ngăn chặn mức độ lây lan.

Hơn lúc nào hết, việc khống chế ổ dịch, giám sát tình hình dịch cần tiếp tục được tăng cường. Huyện đang tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, đẩy mạnh các biện pháp thông tin, tuyên truyền, tranh thủ sự chủ động, phối hợp của người dân trong phòng, chống, không gây hoang mang và tẩy chay sản phẩm của lợn. Khuyến cáo tới người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP), xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh để ngăn ngừa bệnh DTLCP.

 


Bùi Minh


Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục