(HBĐT) - Mấy ngày gần đây, hầu như chiều nào cũng có mưa giông khiến nhiều người dân sinh sống trên địa bàn 2 xóm Máy Giấy và Đồng Sông, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) thấp thỏm, lo lắng. Đây là 2 xóm nằm trong vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình. Không những chịu ảnh hưởng trực tiếp khi nước sông Đà dâng cao thành lũ, 2 xóm này còn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở, sụt lún đất nghiêm trọng trong cao điểm mùa mưa.


Gia đình anh Ngô Quang Khương, xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) lo lắng trước tình trạng sạt lở đất khi bắt đầu vào mùa mưa bão.

"Mới qua vài trận mưa đầu mùa mà khu vực này của nhà tôi đã bị sạt lở, vết sạt sắp chạm vào móng nhà rồi…” - anh Ngô Quang Khương (xóm Máy Giấy) lo lắng chỉ vào phần sau nhà, nơi mấy người thợ đang khẩn trương kè lại khu vực vừa bị sạt một lượng đất, đá lớn sau những trận mưa đầu mùa tháng 5/2019. Được ông bà để lại khu đất vừa dài, vừa rộng nằm ven sông Đà, gia đình anh Khương đã xây dựng nhà, xưởng kiên cố, khang trang và an cư, lạc nghiệp mấy chục năm nay. Ấy vậy mà vài năm gần đây, mỗi mùa mưa đi qua lại khiến gia đình anh càng thêm lo lắng. Cao điểm nhất là mùa mưa năm 2017 và 2018, liên tiếp những trận mưa lớn đã kéo lũ về trên sông Đà, kéo theo cả phần đất sau nhà anh sạt xuống lòng sông. Đến bây giờ, nước sông đã vào gần đến phần móng nhà, khiến mọi người ăn không ngon, ngủ không yên, ngồi trong nhà mà cứ thấp thỏm, lo lắng mỗi khi trời mưa to, gió lớn.

Cùng chung tâm trạng với gia đình anh Ngô Quang Khương là hàng trăm hộ dân thuộc xã Dân Hạ đang sinh sống tại các địa bàn có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Trong đó, 2 xóm Máy Giấy và Đồng Sông có mức độ ảnh hưởng cao nhất do địa bàn chạy dọc ven sông Đà, thuộc khu vực hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình. Mùa mưa năm 2018, đây cũng là 2 xóm chịu thiệt hại thiên tai nặng nề nhất của xã. Do ảnh hưởng của mưa to kéo dài, sạt trượt đã bất ngờ xảy ra tại km3, tỉnh lộ 445, đoạn chạy qua địa bàn xóm Máy Giấy. Trên 270 m3 đất đồi đã sạt xuống, vùi lấp một đoạn dài đường tỉnh 445, làm hư hỏng nghiêm trọng tuyến giao thông huyết mạch này. Riêng tại xóm Máy Giấy có 8 hộ dân bị mất hoàn toàn nhà cửa do sạt trượt và lún nứt. Cả 8 hộ đều phải di dời khẩn cấp khỏi nơi ở cũ, đến nay vẫn phải tạm trú chờ được tái định cư. Ngoài 8 hộ bị thiệt hại nặng nề nhất, gần chục hộ dân thuộc các xóm Đồng Sông, Đan Phượng, Văn Tiến và xóm Mỏ cũng bị hư hỏng công trình xây dựng; tuyến mương xóm Đan Phượng bị xập hoàn toàn; trên 60 m đường dân sinh bị hư hỏng nặng; trên 30 ha lúa và hoa màu bị mất năng suất... Đặc biệt, do sạt lở đất nghiêm trọng, xóm Máy Giấy phải di dời khẩn cấp gần 100 ngôi mộ ra khỏi nghĩa trang của xóm. Nghĩa trang này vốn nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở cao, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ nên vài năm trở lại đây, nguyện vọng bức thiết của người dân xóm Máy Giấy là được quy hoạch nghĩa trang tại một địa điểm mới đảm bảo an toàn. Nguyện vọng đó càng trở nên bức thiết hơn sau mùa mưa năm 2018. Đến nay, nghĩa trang của xóm Máy Giấy đang phải quy tập tạm ở địa phận xóm Đồng Sông. "Thiên tai khiến người sống khổ đã đành, người chết cũng chẳng được yên” - nhiều người dân nơi đây đang có chung một nỗi bức xúc.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Dân Hạ là địa phương bị ảnh hưởng rất lớn do thiên tai mưa lũ. Vào mùa mưa lũ hàng năm, người dân nơi đây không chỉ lo bị ngập lụt mà còn nơm nớp nỗi ám ảnh về sạt trượt, sụt lún đất. Đáng lo ngại là sau các đợt mưa lũ năm 2018, trên địa bàn xã đã xuất hiện thêm các điểm nguy cơ sạt lở cao, trở thành mối đe dọa thường trực, tạo áp lực lớn cho công tác PCTT&TKCN.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Dân Hạ cũng cho biết thêm: Xác định công tác PCTT&TKCN năm 2019 hết sức nặng nề và cấp bách, ngay từ đầu tháng 4/2019, UBND xã Dân Hạ đã chủ động xây dựng các phương án ứng phó với thiên tai. Theo đó, trong trường hợp mưa lũ kéo dài gây lũ lụt và sạt lở đất trên địa bàn xã, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã có phương án kịp thời huy động lực lượng tại chỗ để tổ chức di dời người và tài sản của nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, quyết tâm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Thu Trang

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục