(HBĐT) -Ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang tập trung triển khai phương án phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2019 theo phương châm "4 tại chỗ”, huy động mọi lực lượng, phương tiện của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh để bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.



Cán bộ, kỹ sư Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra hệ thống bảo đảm an toàn thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu. 

Năm 2018, mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho hạ tầng bưu chính, viễn thông của tỉnh. Đối với Viễn thông Hòa Bình, mưa lũ làm gãy, đổ nhiều cột treo cáp, đứt, cuốn trôi 42 km cáp đồng, cáp quang; hư hỏng 1 card điều khiển tủ nguồn Saft 1600, 5 REC (thiết bị chuyển đổi nguồn), 4 cắt lọc sét, 2 ATS (máy phát điện tự động). Hỏng do sét 60 ONT (thiết bị đầu cuối dùng cho MyTV), 30 STB (thiết bị đầu cuối dùng cho internet). Tổng thiệt hại tới mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin của Viễn thông Hòa Bình ước tính khoảng 2,36 tỷ đồng. Đối với Viettel Hòa Bình có 43 vị trí trạm bị ảnh hưởng, làm gián đoạn thông tin, tập trung tại các huyện Đà Bắc, Mai Châu. Đối với Mobifone Hòa Bình, qua nhiều đợt giông lốc, gió mạnh, sấm sét, tại một số địa bàn trong tỉnh có 3 trạm phát sóng bị hỏng thiết bị cắt lọc sét nguồn AC, 1 tuyến vi ba bị hỏng thiết bị ODU. 4 trạm BTS, gồm 4 thiết bị combiner, 11 thiết bị thu phát TRX; 2 thiết bị card điều khiển Suma; 2 thiết bị điều khiển WMPT bị hỏng tại các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu và TP Hòa Bình. Đối với Bưu điện tỉnh cũng bị thiệt hại khoảng  khoảng 1,8 tỷ đồng, chủ yếu là thiệt hại về nhà cửa, bảng biển hiệu, máy móc tại các điểm phục vụ. Sở TT&TT đã chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ khẩn trương khắc phục hậu quả bảo đảm thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và khắc phục hậu quả mưa lũ.

Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Hoàng Thư cho biết: Đối với ngành TT&TT phải bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp. Sở TT&TT đã sớm kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN của ngành; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn triển khai kế hoạch, phương án PCTT và TKCN, đảm bảo thông tin liên lạc. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, lên phương án các kịch bản ứng phó với thiên tai, mưa lũ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành. Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương nâng tầng, kiên cố hoá nhà trạm, phòng máy; ngầm hoá mạng ngoại vi vừa đảm bảo an toàn PCTT vừa đảm bảo cảnh quan đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống thiết bị, mạng lưới viễn thông, đặc biệt lưu ý thực hiện bảo dưỡng định kỳ đối với các cột ăng ten cao, trạm BTS. Tăng cường năng lực mạng thông tin di động phục vụ công tác PCTT, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm về PCTT của tỉnh. Chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị thông tin liên lạc (bằng các phương thức cố định, di động, vô tuyến sóng ngắn và vệ tinh) và thiết bị dự phòng (kể cả máy nổ, xăng dầu phục vụ cấp nguồn cho các hệ thống thông tin trong trường hợp mất điện dài ngày) để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành PCTT&TKCN. 

Đối với lĩnh vực viễn thông, hiện, các đơn vị đang thực hiện rà soát, tu bổ, củng cố, nâng cao chất lượng mạng lưới. Chú trọng kiểm tra việc duy tu, bảo dưỡng, gia cố các cột vi ba, cột BTS, nguồn điện, hệ thống bảo an, hệ thống chống sét…; phát hiện và sửa chữa kịp thời các hư hỏng đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định. Đối với lĩnh vực bưu chính tổ chức kiểm tra, rà soát các tuyến đường thư, hành trình đường thư nội tỉnh; xây dựng các tuyến đường thư dự phòng kết hợp nhiều loại phương tiện vận chuyển phù hợp với từng địa bàn, từng tình huống cụ thể, đảm bảo an toàn thông tin trong mọi tình huống. 


                                                                                           L.C

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục