(HBĐT) - Có những lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, con người, bước phát triển về nền kinh tế, trong đó bao gồm kinh tế nông nghiệp nhưng thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa được nhiều. Vấn đề cốt lõi ở chỗ khó thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Doanh nghiệp không mặn mà.



Với mức đầu tư lớn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là bài toán khó với nông dân của tỉnh (trong ảnh: Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP đầu tư khoảng 4 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà kính, ứng dụng)

Năm 2016, ông Phạm Tiến Sinh ở Đội 2, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) khởi xướng mô hình trồng dưa lưới, dưa leo chất lượng cao tiêu chuẩn GAP. Cùng với ý tưởng của mình, ông tự mày mò tìm hiểu, tham khảo là chính, cất công lặn lội vào các tỉnh, thành phố phía Nam để học hỏi kinh nghiệm. Bước tiếp theo là mạnh dạnh dồn vốn liếng, bao gồm cả vốn vay mượn để thực hiện ý tưởng xây dựng hệ thống nhà kính, nhà lưới công nghệ của Isarel, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt. Sự đầu tư bài bản này theo ông Sinh thì ngoài đầu tư về chất xám, khoa học công nghệ thì nguồn vốn bỏ vào đây không hề nhỏ (khoảng 4 tỷ đồng). Sự tốn kém về vốn như này không phải ai cũng có thể liều lĩnh và xoay sở được.

Tương tự, một doanh nghiệp khác phía đại diện công ty Cổ phần T&T 159 chia sẻ: Kể từ năm 2016 đến nay, doanh nghiệp đầu tư trang trại lõi và phát triển vùng liên kết sản xuất bò cao sản với quy mô hàng nghìn con, tổng vốn đầu tư của Dự án lên đến hơn 1.100 tỷ đồng. Với một dự án chăn nuôi chất lượng cao có dây truyền chế biến, sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, lắp đặt dây truyền phân hữu cơ... T&T 159 là hạt nhân tiên phong trong phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngoài các chính sách ưu đãi của tỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất thì vốn đầu tư hoàn toàn do phía doanh nghiệp chủ động.

Theo thống kê đến nay toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong số đó, đầu tư đối với nông nghiệp công nghệ cao chiếm một phần nhỏ và còn ít mô hình lớn. Nguyên nhân chủ yếu do đầu tư vào nông nghiệp có sự rủi ro cao. Đơn cử như câu chuyện thiên tai của năm 2017 - 2018 đã khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động về thủy sản trên vùng hồ sông Đà thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Đầu tư lớn, rủi ro cao là căn nguyên khiến nhiều doanh nghiệp lưỡng lự khi đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao mặc dù nếu đầu tư thuận lợi, lợi nhuận đầu tư mang lại lớn hơn hàng chục lần.

Tích cực các giải pháp tạo động lực thu hút

Theo quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt những mục tiêu cụ thể: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 25% – 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đến năm 2020, xây dựng 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm vùng cây ăn quả, vùng rau và hoa, vùng chăn nuôi trâu bò thịt và thủy sản và 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện và thành phố Hòa Bình. Đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo ra nông sản an toàn, giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường.. 3 vùng ứng dụng công nghệ cao gồm vùng trồng cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn) và mía tím tập trung ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung chủ yếu ở thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong, vùng chăn nuôi trâu, bò thịt, gia cần và nuôi trồng thủy sản ở các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu và Cao Phong. 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm Nhuận Trạch (Lương Sơn); Phú Minh (Kỳ Sơn), Thống Nhất và Dân Chủ (thành phố Hòa Bình), Mãn Đức và Lũng Vân (Tân Lạc), Đồng Tâm (Lạc Thủy), Vĩnh Đồng (Kim Bôi), Pù Bin và Noong Luông (Mai Châu), Tiền Phong và Cao Sơn (Đà Bắc), Thung Nai (Cao Phong), Liên Vũ (Lạc Sơn), Lạc Thịnh (Yên Thủy)


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp của ngành, của địa phương. Mặc dù phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới đạt ở mức tiệm cận, vẫn còn nhiều "rào cản" cần dỡ bỏ. Tuy nhiên, tin rằng tiếp theo đây với bước đi thích hợp, sử dụng có hiệu quả nguồn lực địa phương, tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao trong nước và huy động sự tham gia của các lực lượng nghiên cứu, đào tạo các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra những khởi sắc và đường nét mới. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động; vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách và tạo mọi điều kiện để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình sản xuất, đồng thời nghiên cứu những giải pháp huy động vốn từ nhiều nguồn của trung ương, tỉnh, vốn dân, doanh nghiệp và nguồn vốn vay, tài trợ để đầu tư hạ tầng cho các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các trung tâm sản xuất giống, thủy lợi cho các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, sản xuất giống cây trồng vật nuôi, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh. Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác phát triển, xúc tiến thương mại, thị trường, thông tin dịch vụ để tạo chuyển động rõ nét hơn, khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành.        

                                                                                                      Bùi Minh


Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục