(HBĐT) - Chiều 19/6, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại huyện Lạc Thuỷ.


Huyện Lạc Thuỷ là địa phương thứ 2 sau huyện Lương Sơn thiệt hại lớn về đàn lợn do DTLCP với 116 hộ thuộc 43 thôn, khu dân cư, 13/15 xã, thị trấn. Tổng số lợn đã tiêu huỷ do mắc bệnh 1.126 con, tổng trọng lượng trên 67 tấn. Huyện đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, huy động nguồn lực để xử lý điểm ổ dịch, đẩy mạnh tuyên truyền về tình hình dịch bệnh DTLCP để người dân biết, phối hợp chống dịch, chỉ đạo cấm vận chuyển, cấm giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn..., trích kinh phí 500 triệu đồng phục vụ công tác chống dịch. Huyện đề xuất tỉnh hỗ trợ kinh phí cho chủ nuôi có lợn bị thiệt hại để giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi.


Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra việc thực hiện chôn huỷ lợn bệnh DTLCP tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy).



Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nắm bắt tình hình và động viên hộ dân bị thiệt hại đàn lợn do DTLCP tại xóm Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy).

Sau khi đi kiểm tra thực tế tình hình triển khai chống dịch tại các chốt kiểm dịch, nơi chôn huỷ lợn bệnh và thăm, động viên hộ chăn nuôi bị thiệt hại, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnhđã làm việc, trao đổi với cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Lạc Thuỷ. Đồng chí Phó Bí thư TT Tỉnh ủy chỉ đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Lạc Thuỷ nói riêng, các địa phương trong tỉnh nói chung cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp chống DTLCP. Phổ biến, quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả về công tác phòng, chống, khống chế bệnh DTLCP; Nghị quyết số 42/NQ-CP về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh DTLCP theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW. Huy động hệ thống chính trị cùng vào cuộc, các tổ chức đoàn thể có chương trình, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh các hoạt động tham gia phòng, chống, khống chế dịch, vận động nhân dân, đoàn viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống và phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện.

 

 Bùi Minh


Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục