(HBĐT) - Là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, địa hình xã Nam Sơn đa phần là đồi núi dốc, nền đất yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở khi mưa lớn kéo dài. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai. Qua đó đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, giảm thiểu thiệt hại tài sản của nhân dân.


Lãnh đạo xã Nam Sơn (Tân Lạc) kiểm tra, rà soát các điểm giao thông tiềm ẩn nguy cơ sạt lở tại xóm Bương Bái.

Mưa lũ lịch sử kéo dài diễn ra vào tháng 10/2017 gây thiệt hại nặng nề đến xã Nam Sơn. Trong đó có 1 người chết do nước lũ cuốn trôi; 55 hộ dân được di dân tái định cư tại nơi ở mới; trên 70 ha lúa mất trắng, 8 ha cây có múi bị vùi lấp. Toàn xã có 40 điểm giao thông bị ách tắc do đất, đá sạt trượt. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu bị phá hủy, hư hỏng hoàn toàn. Thiệt hại ước tính 14,1 tỷ đồng. Ngay sau khi xảy ra thiên tai, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Nhanh chóng di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Huy động nhân lực, vật lực để san, gạt đất, đá trên mặt đường đảm bảo giao thông thông suốt. Hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để người dân yên tâm, ổn định sinh hoạt. 

Khảo sát thực tế tại địa bàn cho thấy, toàn xã hiện có khoảng 20 điểm xung yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt tập trung tại các xóm Tớn Trong, Bương Bái… Đây là những khu vực đồi dốc cao, dễ xảy ra nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Ngoài ra, các tuyến đường giao thông liên xóm từ trung tâm UBND xã đi xóm Tớn Trong, Chiến - Xôm, Dồ - Bương Bái thường xuyên bị sạt lở đất, đá gây ách tắc giao thông. Bên cạnh đó, toàn xã có trên 20 điểm trũng có nguy cơ ngập úng khi mưa kéo dài

Nhằm chủ động thực hiện hiệu quả việc phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, ngay từ đầu năm nay, cấp ủy, chính quyền xã đã họp bàn, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã. Phân công cán bộ bám địa bàn kiểm tra, theo dõi các khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở để có phương án xử lý kịp thời. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tu sửa, gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi. Khi thiên tai xảy ra, các lực lượng thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Phân công thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã có mặt tại cơ sở để nhanh chóng di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm trong thời gian mưa lũ kéo dài. Cắt cử lực lượng có mặt tại các điểm ngập úng, khu vực nguy hiểm để cảnh báo, cấm người và phương tiện lưu thông. Túc trực 24/7 để kịp thời có mặt xử lý các tình huống đột xuất, bất ngờ.

Đồng chí Đinh Văn Lừng, Chủ tịch UBND Nam Sơn cho biết: "Để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động người dân trồng thêm cây xanh, tăng tỷ lệ che phủ rừng. Khuyến khích các hộ dân trồng các giống cây bản địa như bương, tre tại đỉnh đồi khu vực trồng cây quýt cổ. Qua đó có thể tăng thêm thu nhập, đồng thời góp phần hạn chế việc sạt trượt đất, đá khi mưa lũ kéo dài. Tăng cường tuyên truyền người dân chuyển đổi đất trồng các giống cây ngắn ngày, đảm bảo việc thu hoạch trước mùa mưa lũ xảy ra”. 

"Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chính quyền xã quyết tâm thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Mong muốn Nhà nước hỗ trợ kinh phí để duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng nặng. Qua đó đảm bảo an toàn cho người dân khi mùa mưa lũ đi qua, ổn định đời sống và sinh hoạt. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương" - đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.


Đức Anh

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục