(HBĐT) - Với 18.818,81 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 2.856,93 ha rừng tự nhiên, 12.690,71 ha rừng trồng và 3.271,17 ha đất trống, những năm qua, huyện Lương Sơn luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Từ đó, các loại rừng được bảo vệ an toàn, kinh tế rừng tiếp tục phát triển, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.


Nhờ chủ động về cây giống, trong 6 tháng đầu năm, huyện Lương Sơn trồng mới được 155,07 ha rừng sản xuất.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lương Sơn Nguyễn Đăng Bạn cho biết: "Để đạt được kết quả đó, Hạt đã làm tốt chức năng tham mưu cho chính quyền các cấp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền các xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tăng cường tuần tra, kiểm tra các điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản và lấn chiếm đất để trồng rừng. Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương, chủ rừng xây dựng phương án PCCCR kịp thời, sát với điều kiện thực tế. Tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng của các xã, thị trấn và Quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm, Quân sự, Công an huyện trong công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR. Công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác rừng trồng, vận chuyển, chế biến lâm sản được tăng cường. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn”. 

Trong điều kiện đời sống của trên 70% dân số trong huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nhu cầu về đất canh tác lớn nên việc xử lý thực bì trồng rừng, đốt nương, thả rông gia súc vẫn thường xuyên xảy ra. Tình trạng tranh chấp, xâm lấn đất lâm nghiệp giữa các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chưa được giải quyết dứt điểm gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tình trạng biến đổi khí hậu dẫn đến tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài là tác nhân có thể dẫn đến cháy rừng. Từ thực tế đó, đội ngũ Kiểm lâm phụ trách địa bàn đã tham mưu cho UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản liên quan bằng nhiều hình thức cho nhân dân ở các xóm, khu dân cư. Từ năm 2018 đến nay đã tổ chức 45 hội nghị giao ban, lồng ghép các cuộc họp thôn, xóm với 4.905 người tham gia; 3.500 lượt tuyên truyền pháp luật; phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền về Luật Lâm nghiệp tại 10 xã, thị trấn với 600 lượt người tham dự.

Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm huyện chủ động bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm. Từ năm 2018 đến nay phát hiện, xử lý 1 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, 1 vụ phá rừng trái pháp luật, thu giữ 227,7 kg nu nghiến, xử phạt và nộp ngân sách 13 triệu đồng. Với 18 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, công tác quản lý được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ. Ngoài ra, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã và triển khai, chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trồng rừng thay thế. Chỉ đạo sát sao việc theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. 

Đến nay, 18 xã, thị trấn trong huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Duy trì hoạt động của 120 tổ quần chúng bảo vệ rừng với 908 thành viên. Thường xuyên theo dõi và kịp thời thông báo thời tiết cho người dân. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng, nhân dân xây dựng và thực hiện phương án PCCCR. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ rừng trong việc đốt, phát, dọn xử lý thực bì, làm đường băng cản lửa để đề phòng cháy rừng. Duy trì trực PCCCR 24/24h, gắn với duy trì, triển khai phương án "4 tại chỗ" khi có cháy rừng xảy ra. Trong 6 tháng đầu năm nay, lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với Ban CHQS huyện và cấp ủy, chính quyền 2 xã Trường Sơn, Cư Yên tổ chức diễn tập tác chiến trị an gắn với PCCCR. 

Nhờ làm tốt công tác phòng ngừa nên thời gian qua trên địa bàn huyện không xảy ra cháy rừng. Năm 2018 và 6 tháng đầu năm nay, thu nhập từ rừng của huyện  đạt gần 47 tỷ đồng. Độ che phủ rừng hiện đạt trên 42%.
 

Đức Phượng

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục