(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại đang hoạt động, trong đó có 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114, ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập (đập có chiều cao từ 5 m trở lên, hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 trở lên); 70 hồ chứa không thuộc phân loại hồ tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Trong 474 đập, hồ chứa nước cần thực hiện các quy định về an toàn đập, có 49 hồ lớn, 151 hồ đập loại vừa, 274 hồ, đập loại nhỏ.


Hồ Đầm Bài, xã Phú Minh (TP Hòa Bình) được tăng cường quản lý, bảo vệ nhằm phục vụ sản xuất.

Việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi luôn được đặc biệt coi trọng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường, nâng cao tính chủ động trong quản lý về an toàn đập, hồ chứa, hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tham mưu xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý về an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.

Theo Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, tổng vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thủy lợi từ năm 2016 - 2030 là 9.692 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020 là 4.600 tỷ đồng, trong đó, cấp nước tưới cho nông nghiệp 4.538 tỷ đồng, gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình và cải tạo thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương; công trình tiêu úng 62 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2030 là 5.092 tỷ đồng, gồm cấp nước tưới cho nông nghiệp 4.902 tỷ đồng, công trình tiêu úng 190 tỷ đồng.

Đánh giá về mức độ an toàn hồ, đập hiện nay, đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Qua kiểm tra các công trình trước mùa mưa lũ năm 2020 cho thấy, hồ, đập được vận hành bình thường ở mức nước thiết kế là 352 công trình. Có 192 hồ, đập có một số tồn tại ở các hạng mục như thấm qua thân và nền đập, lún, nứt, sạt trượt mái dốc, xói lở thượng, hạ lưu, hư hỏng, xói lở tràn hoặc tràn không đảm bảo khả năng thoát lũ, rò rỉ cống lấy nước… cần khắc phục, sửa chữa.

Theo đó, trong 192 hồ chứa có hư hỏng, xuống cấp, cần phải có kế hoạch sửa chữa trong thời gian tới là 98 hồ, trong đó, 10 hồ chứa được đưa vào Dự án WB7; 40 hồ chứa đã đưa vào Dự án WB8; còn 48 hồ chứa xung yếu, có nguy cơ mất an toàn cao chưa có nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp, với tổng kinh phí dự kiến 301.600 triệu đồng.

Để quản lý, vận hành đập, hồ chứa thủy lợi, hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, tổng hợp báo cáo Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy lợi. Đến nay, trong tỉnh có trên 30 hồ chứa đã xây dựng quy trình vận hành, trong đó, 5 hồ chứa được UBND tỉnh phê duyệt (hồ Trọng, hồ Vưng huyện Tân Lạc; hồ Cạn Thượng, huyện Cao Phong; hồ Tày Măng, huyện Đà Bắc; hồ Khả, huyện Lạc Sơn), 26 hồ chứa được các chủ đầu tư xây dựng quy trình vận hành trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Các hồ chứa còn lại đang được chỉ đạo đôn đốc thực hiện xây dựng quy trình vận hành theo quy định.

Hiện, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình quản lý 207 hồ chứa lớn và vừa. Số hồ chứa còn lại được phân cấp cho cấp huyện quản lý, trực tiếp là các HTX, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành khai thác. Thực tế cho thấy, năng lực quản lý khai thác công trình đối với địa phương còn bất cập. Tham mưu quản lý Nhà nước ở cấp huyện là phòng NN&PTNT, phòng Kinh tế thành phố, cán bộ có chuyên môn ngành thủy lợi còn thiếu. Quản lý trực tiếp là UBND các xã, thị trấn có công trình thủy lợi, thành phần tham gia quản lý, khai thác là các tổ chức, cá nhân (trưởng xóm), các tổ chức này đều chưa hợp pháp về tư cách và chưa đủ năng lực quản lý công trình theo quy định. Để dần khắc phục vấn đề này, tỉnh đang triển khai kiện toàn và thành lập các tổ chức thủy lợi cơ sở theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.

Bên cạnh đó, những năm qua, công tác quản lý, vận hành đập, hồ chứa thủy điện được chú trọng. Ngoài thủy điện Hòa Bình, trên địa bàn tỉnh còn có 10 hồ chứa thủy điện nhỏ đã có đầy đủ quy trình vận hành theo quy định. Hàng năm, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra trước lũ về an toàn các công trình hồ thủy điện đã đưa vào vận hành, khai thác và các hồ thủy điện đang thi công. Qua đó, kịp thời nắm bắt tình hình và có những kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Công Thương trước mùa mưa lũ.


Thu Hiền

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục