(HBĐT) - Tỉnh ta nằm trên lưu vực của 3 hệ thống sông lớn là sông Đà, sông Mã, sông Đáy, bao gồm 400 sông, suối nhỏ. Các sông có lưu lượng dòng chảy khá là sông Đà, sông Bôi, sông Bùi, sông Bưởi, sông Lạng và sông Mã. Tiềm năng mặt nước của tỉnh trung bình năm khoảng 57,5 tỷ m3, trong đó, lượng nước sông Đà từ bên ngoài cung cấp 53,1 tỷ m3, lượng dòng chảy trên địa bàn tỉnh đạt 4,4 tỷ m3.


Sông Đà là nguồn nước lớn nhất trong tỉnh cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. 

Nếu chỉ tính lượng dòng chảy sinh ra trên địa bàn thì với dân số tỉnh tính đến năm 2010 đạt 793.471 người (niên giám thống kê 2010), tổng lượng dòng chảy trên đầu người trung bình của tỉnh đạt 5.520 m3/năm. Như vậy có thể thấy, tài nguyên nước của tỉnh nằm trong ngưỡng thiếu, thậm chí một số nơi gần chạm ngưỡng hiếm nước như khu vực sông Lạng, khi ở đây tổng lượng dòng chảy chỉ đạt 2.747 m3/năm.

Với đặc điểm đô thị hóa, sản xuất, gia tăng dân số và tập trung dân số tại một số đô thị, các khu vực trọng điểm làm gia tăng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, tạo những yếu tố tác động xấu đến nguồn nước. Theo đó, việc quản lý đảm bảo nguồn cung cấp nước được tỉnh chú trọng. UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 16, ngày 24/8/2006 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh và nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng khác. Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho các địa phương và người dân. Tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải của các cơ sở SX-KD, dịch vụ, nhất là cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, cơ sở khu vực đầu nguồn. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường, không được xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Năm 2020, Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà (xã Thịnh Minh - TP Hòa Bình) có kế hoạch sản xuất, cung cấp nước an toàn trên 99.363.000 m3, phục vụ khoảng 300.000 hộ dân ở các quận, huyện của Thủ đô Hà Nội. Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng sản xuất và cung cấp nước sạch của công ty đạt trên 50.835.500 m3. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Quý, Tổng Giám đốc, với mục tiêu đảm bảo an toàn cao nhất trong sản xuất nước sạch, kiểm soát đầy đủ, kịp thời, liên tục các chỉ tiêu liên quan đến kiểm soát chất lượng nước, nhất là sau sự việc các đối tượng đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước cấp đến nhà máy, công ty đã đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc nước thô đầu vào; lắp đặt bổ sung hệ thống quan trắc online chất lượng nước sạch; hệ thống camera giám sát an ninh; bố trí tăng thêm các chốt bảo vệ, trực 24/24h để giám sát an ninh và giám sát các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn nguồn nước, đồng thời kịp thời xử lý sự cố có thể xảy ra…

Từ sự cấp thiết về an ninh nguồn nước, hàng năm, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị chuyên môn và các địa phương thực hiện chương trình quan trắc, phân tích môi trường liên quan đến nguồn nước và nước thải. Các cơ sở SX-KD nước sạch đã xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Tỉnh tích cực phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải nói chung đã được các cơ sở, doanh nghiệp chấp hành, thực hiện đạt kết quả nhất định. UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và cải tạo, phục hồi, bao gồm: nguồn nước (hồ, sông, suối) cần phải lập hành lang bảo vệ với lộ trình cụ thể giai đoạn 2015 - 2025 là 186 nguồn và 39 nguồn nước cần phải cải tạo, phục hồi.

Ngoài ra, để bảo vệ, duy trì số lượng nguồn nước mặt không bị suy thoái, cạn kiệt, UBND tỉnh chỉ đạo cần tập trung "bảo vệ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái tạo của nước, điều chỉnh lại cách sử dụng không hợp lý ảnh hưởng đến suy thoái số lượng nước, cũng như tạo nguồn nước trữ trong các thủy vực nước mặt". Trong đó, bảo vệ và duy trì lượng trữ nước trên các sông, suối nhỏ, tập trung vào các sông, suối nhỏ thượng nguồn sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, suối Nhạp... Bảo vệ, duy trì ổn định số lượng nước của thủy vực sông, nhất là lượng nước trên dòng chính và các sông nhánh chính trong mùa cạn, tập trung cho những đoạn sông ở hạ lưu đang bị suy giảm mạnh. Bảo vệ và phát triển hợp lý lượng trữ nước của các hồ chứa, đáp ứng yêu cầu nước sử dụng của các ngành và nước cho môi trường, điều hòa dòng chảy.

Chú trọng đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, hiện, ước tính toàn tỉnh khai thác 257,14 triệu m3/năm. Trong đó, ngành nông nghiệp khai thác nước nhiều nhất, tiếp đó đến nước dùng trong sinh hoạt, dịch vụ và sử dụng nước trong công nghiệp. Về nước sinh hoạt đô thị, có 11/12 đô thị trong tỉnh được cung cấp nước sạch từ Công ty CP Nước sạch Hòa Bình, phục vụ khoảng 44 nghìn hộ dân. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 91,5%. Với các dự án đang triển khai, dự kiến đến cuối năm 2020 có 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch.


Bình Giang

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục