(HBĐT) - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất, đời sống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc là xu thế tất yếu hiện nay. Dù còn khó khăn, nguồn lực đầu tư cho nhiệm vụ KHCN chưa nhiều, nhưng những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, phát triển KHCN, góp phần quan trọng phát triển KT - XH.


Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình nuôi cấy mô, sản xuất giống cây chất lượng cao, đáp ứng nhiệm vụ trồng cây gỗ lớn.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh có 6 chương trình KHCN trọng điểm về các lĩnh vực. Nổi bật là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển ứng dụng công nghệ cao (CNC). Trong đó, có 7 đề tài được thực hiện tại vùng cam Cao Phong như: phục tráng và xác định cây đầu dòng giống cam Xã Đoài, xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp; xây dựng mô hình tưới nước bằng công nghệ Israel để tiếp kiệm nước, phân bón, tăng năng suất, chất lượng cam quả… Kể từ khi có chỉ dẫn địa lý "Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, giá trị sản phẩm được tăng lên rõ rệt. Đến nay, cả nước đã biết đến cam Cao Phong, từng bước đưa cam Cao Phong là sản phẩm quốc gia.

Với diện tích gần 4.000 ha hàng năm, mía tím là cây trồng chủ lực của tỉnh, cây xóa đói, giảm nghèo. Trong thời gian qua, Sở KH&CN đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cây mía tím như: xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mía tím Hòa Bình”; bảo tồn, phục tráng và phát triển giống mía tím của tỉnh; bảo tồn nguồn gen "Mía tím Hòa Bình”. Kết quả đã phục tráng được giống mía tím, bảo tồn nguồn gen và làm chủ được công nghệ nuôi cấy mô, đã cung cấp cho người dân hơn 40 vạn cây giống đảm bảo chất lượng, giúp tăng năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Trong lĩnh vực trồng trọt, tiếp tục chọn tạo, tuyển chọn, phục tráng, nhân giống thành công giống lúa MĐ1. Đây là thương hiệu giống lúa đầu tiên (và duy nhất đến thời điểm này) sản xuất tại tỉnh được công nhận là giống quốc gia. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi thực hiện thành công các mô hình nuôi cá bỗng, cá trắm đen, cá tầm trên lòng hồ sông Đà, hay bảo tồn gen giống gà Lạc Thủy…

Hoạt động KHCN được đổi mới theo hướng ứng dụng, chuyển giao CNC gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Công tác nghiên cứu khoa học đã phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống. Nhờ vậy, 70% nhiệm vụ KHCN được ứng dụng, duy trì và nhân rộng, góp phần quan trọng thực hiện tốt chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn, miền núi. Trong những năm qua, có 183 thương hiệu được đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông sản, dịch vụ, y dược học. Trong đó, số lượng sản phẩm đặc sản, truyền thống gắn với tên địa danh của tỉnh được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có 13 sản phẩm, gồm 1 chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn địa lý "Cao Phong” cho sản phẩm cam quả của huyện Cao Phong), 14 nhãn hiệu tập thể (rượu cần Hòa Bình, mía tím Hòa Bình, dệt thổ cẩm huyện Mai Châu, hạt dổi Lạc Sơn, quả lặc lày và rau hữu cơ huyện Lương Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy, nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi, su su Tân Lạc, gà Lạc Sơn, mật ong Hòa Bình, cá - tôm sông Đà, quýt Nam Sơn - Tân Lạc, gạo J02 Đà Bắc).

Với sự quan tâm đầu tư trong việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, đã tạo ra được bước đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và các lĩnh vực khác.

Để chủ động ứng dụng KHCN trong cuộc sống, ngành KH&CN tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của T.Ư, của tỉnh về phát triển KHCN; xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển KHCN giai đoạn 2020-2025 và các năm tiếp theo; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách để huy động tối đa nguồn lực, nhất là chính sách hỗ trợ pháp lý, tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đối với các đề tài, dự án KHCN; đẩy nhanh quá trình thương mại hóa công nghệ từ kết quả nghiên cứu đề tài vào thực tiễn gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Hải Hồ cho biết: Để các nhiệm vụ KHCN được ứng dụng vào thực tiễn, ngành tiếp tục đổi mới công tác KHCN; thực hiện cơ chế đặt hàng, ưu tiên những nhiệm vụ được hình thành từ cơ sở, có địa chỉ ứng dụng, có sự tham gia của "bốn nhà”; lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm ứng dụng tiến bộ khoa học tạo sự đột phá, có tác động ngay và trực tiếp vào kết quả phát triển KT-XH của tỉnh; đổi mới công tác tư vấn công nghệ một số ngành sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm địa phương...


Hải Linh


Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục