(HBĐT) - Với địa bàn trải rộng, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có chiều dài đường giao thông khoảng 17 km, nhiều khu vực bị chia cắt bởi sông Bôi và suối Chiềng. Theo thống kê, toàn xã có 7 ngầm tràn, 1 cầu treo đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân địa phương. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông mùa mưa bão.


Ngầm tràn Bai Vọ, xóm Lốc, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) xuống cấp, không đảm bảo an toàn lưu thông trong mùa mưa bão.

Khảo sát thực tế tại xóm Lốc, khu vực có ngầm tràn Bai Vọ, vị trí quan trọng kết nối các xóm, xã vùng trong với trung tâm huyện Kim Bôi. Được biết, ngầm tràn Bai Vọ xây dựng khoảng trước năm 2010, dài chừng 50 m, chiều cao so với mực nước khoảng 1 m và 8 cống thoát nước. Anh Bùi Văn Hiếu, Trưởng xóm Lốc chia sẻ: "Cứ mưa lớn từ 2-3 giờ đồng hồ là nước lũ từ thượng nguồn đổ về gây ngập úng ngầm tràn, nước chảy xiết. Ban quản lý xóm lại phân công chốt chặn hai đầu ngầm không để người và phương tiện di chuyển qua ngầm. Trước đó, năm 2017-2018, 2 trường hợp cố tình vượt ngầm đã bị nước lũ cuốn trôi, rất may không có thương vong xảy ra”.

Theo rà soát, toàn xã hiện có 3 ngầm tràn hoạt động kém hiệu quả là ngầm Bai Ma, Bai Vọ, Bo. Nguyên nhân chính do đã được xây dựng từ lâu, mặt ngầm thấp, cống thoát nước nhỏ, nên thường xuyên bị ngập khi nước lũ đổ về. Hiện, người dân thuộc 7/12 xóm của xã thường xuyên lưu thông qua khu vực ngầm tràn xuống cấp (có khoảng 70 học sinh TH&THCS). Ngoài ra, xóm Rường nằm ở khu vực dốc, tiềm ẩn nguy cơ ngập úng khi mưa lớn. Thống kê toàn tuyến đường giao thông trên địa bàn xã có trên 10 điểm nguy cơ sạt lở mùa mưa bão, trong đó có 2 điểm tiềm ẩn đá lăn.

Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân khi tham gia giao thông, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã nghiêm túc thực hiện kế hoạch của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể đảm bảo an toàn khi mưa lũ xảy ra. Theo đó, phân công lịch trực đối với các lực lượng nòng cốt như: Ban CHQS xã, Công an xã, dân quân tự vệ, thanh niên… nhằm kịp thời ứng cứu, xử lý các sự cố bất ngờ. Thành lập 4 barie cảnh báo tại các xóm: Bai Mạ, Bai Vọ, Tre, Vống… Đây là những khu vực ngầm tràn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi nước lũ đổ về. Duy trì các điểm chốt chặn tại khu vực xung yếu, ngầm tràn trên các tuyến đường giao thông. Trang bị đầy đủ đèn pin, áo phao, dây thừng cho lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN.

Ngoài ra, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tuyên truyền, vận động Nhân dân hạn chế ra đường khi mưa lớn xảy ra. Đặc biệt, nghiêm cấm người và phương tiện lưu thông trên cầu, ngầm tràn khi nước lũ đổ về. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các trường học trên địa bàn quản lý học sinh, đảm bảo lương thực thực phẩm khi phải ở lại trường tránh lũ.

Cùng với đó, hàng năm, xã trích nguồn kinh phí để tu sửa, nâng cấp, sửa chữa các ngầm tràn bị hư hỏng do nước lũ tàn phá. Năm 2015 xây dựng cầu treo tại xóm Bờ Nè; giai đoạn 2018-2019 nâng cấp ngầm tràn Bến Khốm, Khoang Chụa.

Đồng chí Bùi Văn Tú, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Nhờ thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp, những năm qua, trên địa bàn xã không xảy ra tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại về người và tài sản tại các điểm cầu, ngầm tràn. Thời gian tới, xã mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí để khảo sát tu sửa, nâng cấp các ngầm tràn đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn lưu thông vào mùa mưa lũ. Thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Chủ động triển khai, xây dựng kế hoạch nhằm ứng phó với thiên tai. Huy động nhân lực, vật lực, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác PCTT&TKCN. Qua đó nhằm tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông trên các tuyến đường, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân.


Đức Anh


Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục