(HBĐT) - Ngày 29/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị Ban điều hành Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới tỉnh Hòa Bình năm 2020 (Chương trình). Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Chương trình trên 271,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn Ngân hàng Thế giới trên 249,2 tỷ đồng; vốn đối ứng ngân sách địa phương trên 22,6 tỷ đồng. Chương trình gồm 3 hợp phần: Cấp nước nông thôn, vệ sinh nông thôn và nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá chương trình.

Chương trình được phê duyệt từ năm 2016, nhưng đến năm 2018 các ngành mới có kinh phí triển khai hoạt động truyền thông, thay đổi hành vi. Vì vậy, chỉ số DLI 1.1 (số kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi) và chỉ số DLI 3.2 (số kế hoạch phát triển năng lực hàng năm) không đạt được. Ngoài ra,kinh phí của Chương trình được rút vốn muộn, thường vào những tháng cuối năm nên không kịp giải ngân, mà phải điều chuyển sang năm sau để thực hiện, kết quả giải ngân thấp.

Tính đến hết năm 2019, có24/60 xã đạt "Vệ sinh toàn xã”.Ngành GD&ĐT đã triển khai xây dựng 96/96 công trình, trong đó, 88 công trình đã hoàn thành bàn giao,đưa vào sử dụng; 8 công trình đang giai đoạn hoàn thành để bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch năm 2020.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành đã báo cáo làm rõ kết quả thực hiện, phân tích nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân, chậm tiến độ thi công; đề xuất ý kiến đẩy nhanh thi công, nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành trong Ban điều hành Chương trình theo nhiệm vụ được phân công, khẩn trương rà soát lại các công trình đã thực hiện, đôn đốc cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch năm 2020 để hoàn thành 4/6 chỉ số;đề nghị Sở Tài chính phối hợp các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí đối ứng; tham mưu UBND tỉnh tạm ứng trước kinh phí vốn sự nghiệp kế hoạch năm 2020 là 11.671 triệu đồng để các đơn vị triển khai hoạt động sự nghiệp của xã đạt "Vệ sinh toàn xã"theo kế hoạch. Sở Tài Chính cần thực hiện ngay việc thẩm định nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình để trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán. Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phương án bàn giao 5 công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định. Ngoài ra, các đơn vị trực tiếp thực hiện Chương trình phải xây dựng,triển khai kế hoạch chi hoàn thành các chỉ số giải ngân của Chương trình.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tất cả các sở, ngành là thành viên Ban điều hành của Chương trình phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trước ngày 10/11.


Thu Thủy


Các tin khác


"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục