(HBĐT) - Những tháng cuối năm là thời điểm thường xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi. Do đó, người dân cần quan tâm, thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi ổn định, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho người chăn nuôi.



Để đàn bò khỏe mạnh, ông Bùi Văn Đơn, xóm Trại Sào, xã Tân Lập (Lạc Sơn) quan tâm tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho bò. 

Thời điểm thời tiết bắt đầu chuyển rét là thời gian tiểm ẩn nhiều rủi ro đối với ngành chăn nuôi, khi nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi xuất hiện. Như năm 2020, vào những tháng cuối năm đã xảy ra một số loại dịch bệnh như: dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), cúm gia cầm, tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò. Đặc biệt, cuối tháng 12/2020, lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh xuất hiện trâu, bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục (VDNC). Đây là một loại bệnh mới, lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi. Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số loại dịch bệnh động vật. Như DTLCP xảy ra tại 20 xã của 6 huyện, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy gần 900 con; bệnh VDNC xảy ra tại 128 xã, thị trấn của 10 huyện, thành phố với trên 4.700 con trâu, bò mắc bệnh, chết 313 con. Ngoài ra, dịch cúm gia cầm A/H5 xảy ra tại 1 hộ dân của xóm Đôi Tân, xã Hữu Lợi (Yên Thủy), tổng số gia cầm phải tiêu hủy 5.180 con.

Nhìn vào những con số nêu trên có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các loại dịch bệnh đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 và 2019. Đặc biệt, DTLCP chỉ còn xảy ra rải rác ở một số địa phương, thiệt hại giảm nhiều lần so với năm 2020. Để đạt được kết quả như vậy, theo đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng Thú y (Chi cục CN&TY tỉnh), người chăn nuôi đã quan tâm hơn đến việc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Các cấp chính quyền, ngành chức năng vào cuộc quyết liệt hơn, tuyên truyền đến người chăn nuôi thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Khi xảy ra dịch bệnh, ngành chức năng cũng kịp thời nắm bắt thông tin để triển khai các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Nhiều năm qua, người dân xã Tân Lập (Lạc Sơn) chú trọng phát triển chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Trong đó, nuôi lợn và trâu, bò là hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình ông Bùi Văn Đơn, xóm Trại Sào duy trì nuôi bò thịt vỗ béo với số lượng 10 con. Ông Đơn cho biết: Do bãi chăn thả ngày càng hạn chế nên nhiều năm nay, bà con trong xóm chuyển sang trồng cỏ để nuôi nhốt gia súc. Hướng đi này đem lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với nuôi thả rông. Ngoài đảm bảo thức ăn, theo ông Đơn, yếu tố rất quan trọng để chăn nuôi đem lại hiệu quả bền vững là đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi.    

"Những tháng cuối năm sẽ rất vất vả với người chăn nuôi nếu không chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc. Đặc biệt là giữ ấm cho gia súc, cũng như tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, thuốc bổ để gia súc khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhiều người không quan tâm tiêm phòng, khi có dịch bệnh bị thiệt hại rất lớn. Chỉ cần 1 con trâu hay con bò bị chết vì dịch bệnh người chăn nuôi đã lỗ hàng chục triệu đồng rồi” - ông Đơn chia sẻ. 

Vừa qua, Sở NN&PTNT ban hành Văn bản số 2368/SNN-CNTY về việc chủ động triển khai tiêm phòng, khử trùng tiêu độc vụ thu đông năm 2021 cho đàn gia súc, gia cầm. Theo đó, các huyện, thành phố cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Như thực hiện tiêm vắc xin lở mồm long móng, VDNC và tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò; đối với lợn, ngoài vắc xin tụ huyết trùng cần tiêm thêm các loại vắc xin dịch tả, phó thương hàn, tụ dấu, tai xanh; tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó; các loại vắc xin cúm, niu-cát-xơn, tụ huyết trùng cho đàn gia cầm. Tỷ lệ tiêm phải đạt 100% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm và 80% trở lên so với tổng đàn đối với mỗi loại vắc xin. Ngoài ra, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp để phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi khi mùa đông đến.  



Viết Đào

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục