(HBĐT) - Tuyến sông Đà có chiều dài khoảng 100km, chiều rộng trung bình khoảng 3km, phía hạ lưu qua TP Hoà Bình, thượng lưu từ TP Hòa Bình qua Đà Bắc lên các huyện của tỉnh Sơn La. Năm nay, lưu lượng nước thượng nguồn đổ về lớn, thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai (PCTT), Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (NMTĐHB) đã phải mở nhiều cửa xả. Dự báo tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, lực lượng chức năng đang triển khai các kịch bản, phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ (ATGTĐT) sát với thực tế.


Sau khi dịch Covid-19 tạm lắng, hoạt động vận tải thủy trên sông Đà sôi động trở lại.

Dù được đánh giá là bình yên, song trên khu vực sông Đà luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn. Từ đầu năm đến nay đã có vụ lật thuyền của du khách gây đuối nước; mới đây cũng xảy ra đuối nước làm 1 người tử vong do tắm sông khi thuỷ điện Hoà Bình xả lũ. Cách đây nhiều năm, trên khu vực hồ cũng đã xảy ra vụ đắm thuyền khi đi trong sương mùa, mưa gió. Trận lũ lịch sử năm 2017, nước hồ dâng cao kỷ lục, nhà máy thủy điện Hòa Bình phải xả tới 8 cửa, gây thiệt hại lớn cho vùng hạ du, nước đánh vỡ nhiều lồng bè của người dân, gây trượt sạt nhiều khu vực phía hạ lưu. Sông Đà là dòng sông kỳ vĩ, nhưng tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn, trên vùng hồ rộng lớn cũng đã ghi nhận dông lốc, gió mạnh, nguy cơ lật thuyền, nhất là các phương tiện nhỏ. Từ đầu năm đến nay đã có những dấu hiệu thời tiết bất thường, nguy cơ cao mưa, lớn, ngập úng. Chính vì vậy, công tác bảo đảm ATGT đường thủy mùa mưa lũ được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai. 
 

Từ một đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ATGTĐT chuyển đổi thành Công ty CP quản lý bảo trì đường thuỷ số 9, đơn vị đang triển khai các kế hoạch, phương án bảo đảm ATGTĐT mùa mưa bão năm 2022. Chủ tịch HĐQT công ty Phạm Văn Thư cho biết: Công ty đã phối hợp với lực lượng công an, quân đội, các đơn vị quản lý cảng, bến thuỷ, chính quyền địa phương thực hiện phương án PCTT, tìm kiến cứu nạn; tăng cường kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu; tuyên truyền, vận động chủ phương tiện và người dân thực hiện các quy định về bảo đảm ATGT trên vùng hồ, phối hợp NMTĐHB bảo đảm an toàn khi xả lũ.

Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy là đơn vị chủ công trong công tác bảo đảm trật tự ATGT trên tuyến sông Đà. Đại diện Đội Cảnh sát giao thông đường thủy cho biết, theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, Ban ATGT tỉnh, đơn vị tập trung triển khai các phương án bảo đảm ATGT, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Theo đó, phối hợp chặt chẽ với các bến cảng, cơ quan đăng kiểm, cảng vụ và các địa phương trên truyến sông Đà tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, chủ phương tiện thủy chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGTĐT; tuyên truyền người dân, học sinh khu vực lòng hồ thuỷ điện nâng cao nhận thức, kiến thức phòng, chống tai nạn khi tham gia giao thông trên tuyến sông Đà. Khu vực hồ có 274 phương tiện hoạt động, gồm 236 phương tiện vận tải khách, còn lại là phương tiện vừa chở hàng vừa chở khách. Trong số này có 141 phương tiện chưa đăng ký; 128 phương tiện đã đăng ký, đăng kiểm. Tỷ lệ đăng ký, đăng kiểm chưa đáp ứng yêu cầu quy định còn khá phổ biến. Hiện nay có hàng trăm thuyền gia dụng được người dân dùng làm phương tiện di chuyển, phục vụ sản xuất. Đơn vị đang phối hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về bảo đảm ATGTĐT, kiên quyết không cho xuất bến đối với phương tiện thủy không bảo đảm an toàn.

Nhằm bảo đảm ATGT trên tuyến sông Đà, Ban ATGT tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp thực hiện nghiêm quy định về hoạt động cảng, bến thủy nội địa; duy trì trạng thái hoạt động của cảng, bến bảo đảm an toàn. Yêu cầu chủ phương tiện chở khách nhắc nhở 100% hành khách và thuyền viên mặc áo phao trước khi cho phương tiện rời bến. Yêu cầu người lái, thuyền viên, thuyền trưởng phải có đầy đủ bằng lái, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, các phương tiện phải được trang bị đủ phao, áo phao cứu sinh và thiết bị chỉ báo hoạt động ban đêm, thiết bị phòng cháy còn hạn... Các ban quản lý cảng, bến thủy nội địa thực hiện nghiêm quy định về hoạt động cảng, bến thủy nội địa, chỉ cho phép xếp khách lên phương tiện có đủ điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa. Xử lý nghiêm phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường thủy nội địa không đủ điều kiện lưu hành, đặc biệt là các hành vi: Không đăng ký, đăng kiểm, chở quá khổ, quá tải, quá số người quy định, neo đậu tàu thuyền không đúng quy định. Kiên quyết không để phương tiện không có đăng ký, hết hạn đăng kiểm đón khách và vận chuyển khách du lịch trên hồ Hòa Bình. Đối với chính quyền các huyện, thành phố, Ban ATGT tỉnh yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền chủ phương tiện và người dân chấp hành các quy định bảo đảm ATGTĐT; khuyến cáo người dân tự bảo vệ bản thân, mặc áo phao khi tham gia giao thông, không đi lại vào những lúc thời tiết mưa to gió lớn nhằm hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Lê Chung


Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục