(HBĐT) - Diện mạo xã vùng sâu Hưng Thi (Lạc Thủy) đổi thay bắt đầu từ khi các chương trình, dự án được triển khai tại xã. Bên cạnh hấp thụ tối đa các chính sách của Chương trình 135, những năm qua, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là điện, đường, trường, trạm trên địa bàn được đầu tư xây dựng đồng bộ, góp phần giúp cuộc sống người dân thay đổi từng ngày. Năm 2020, xã được công nhận đạt chuẩn NTM đã mang lại niềm vui lớn cho cán bộ, nhân dân trong xã.


Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân. 

Tuyến đường từ trung tâm xã Hưng Thi đi thôn Niếng dài khoảng 5,8 km đã được cứng hóa đạt 100%; hệ thống cầu treo dân sinh, ngầm tràn được Nhà nước đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng đi lại. Dọc hai bên đường là những bồn hoa, cây cảnh, góp phần xây dựng cảnh quan xanh, sạch. Ông Bùi Văn Dư, Trưởng thôn Niếng phấn khởi chia sẻ: Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, hệ thống kênh mương nội đồng, điểm trường được xây dựng đáp ứng  nhu cầu dân sinh. Sau khi đường giao thông và hệ thống cầu, ngầm tràn được xây dựng và đưa vào sử dụng đã giúp hoạt động giao thương, phát triển kinh tế được đẩy mạnh. Nhân dân trong thôn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập và chú trọng thu gom rác thải, vệ sinh đường làng ngõ, xóm, xây dựng cảnh quan môi trường sạch - đẹp.

Cơ cấu kinh tế của Hưng Thi từng bước có sự chuyển dịch với nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 47,1%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 24%, dịch vụ và thu khác 28,9%. Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt trên 770 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt trên 2.430 tấn; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Trên địa bàn có hơn 20 hộ nuôi ong với số lượng 1.420 đàn, sản lượng mật ước đạt 14,2 tấn/năm... Với thế mạnh đồi rừng, xã xác định trồng rừng kinh tế là hướng phát triển bền vững và phù hợp nhất. Theo đó, diện tích rừng sản xuất toàn xã giữ ổn định trên 1.430 ha; tỷ lệ che phủ rừng 62,40%. Cứ khai thác hết lại trồng luân phiên khoảng 200 ha/năm; bình quân thu nhập từ rừng đạt      60 - 70 triệu đồng/ha. Gia đình ông Bùi Văn Nhinh, xóm Khoang là một trong những hộ trồng rừng tiêu biểu theo hướng thâm canh với phương thức lấy ngắn nuôi dài. Gia đình ông có diện tích rừng trên 50 ha, mỗi năm khai thác trên dưới 10 ha xong lại trồng mới, cho thu nhập bình quân khoảng 80 triệu đồng/ha, đem lại nguồn thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Hiện, xã Hưng Thi tập trung phát triển các mô hình trồng rừng sản xuất, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi... Đồng thời tạo mối liên kết với các doanh nghiệp, xí nghiệp thu mua lâm sản với giá thành ổn định. Trên địa bàn xã có 9 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, chủ yếu là chế biến lâm sản, đồ gia dụng, may công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thi   Bùi Minh Thẩm cho biết: Trước đây, giao thông hết sức khó khăn. Mùa mưa bão có nhiều ngày nước sông Bôi dâng cao, cầu bắc ngang sông không còn khiến nhiều xóm,  kể cả xóm trung tâm xã sống trong tình trạng cô lập với bên ngoài. Thấm thía những vất vả, nhọc nhằn, Hưng Thi hôm nay đang đi những bước vững chắc là nhờ sự chăm lo thiết thực, kịp thời của Đảng, Nhà nước, tinh thần đoàn kết, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã. Đến nay, xã có 2/10 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, số tiêu chí NTM nâng cao đạt 15/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt 51,1 triệu đồng/ năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 18,13%. 

Điều kiện kinh tế ngày càng cải thiện, đời sống của bà con từng bước được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng giáo dục dần được khẳng định. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp và sôi nổi ở nhiều thôn, xóm. Đặc biệt, xã không có tai, tệ nạn xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể luôn được củng cố và tăng cường. Người dân Hưng Thi từng ngày nỗ lực phấn đấu vươn lên để thoát nghèo bền vững, vui cuộc cuộc sống mới. 

Đinh Thắng

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục