Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.


Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT,  năm 2023, cả nước xảy ra 310 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị ảnh hưởng 674,5 ha. 4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích bị ảnh hưởng ước tính khoảng 498 ha, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2023.

 Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nền nhiệt và số ngày nắng nóng cao hơn trung bình nhiều năm. Các vụ cháy rừng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt có những vụ cháy rừng đã gây thiệt hại về người.

Đối với tỉnh Hòa Bình, tình trạng nắng nóng gay gắt diễn ra trên địa bàn tỉnh đã gây cháy rừng ở một số nơi như: Đà Bắc, thành phố Hòa Bình, Lạc Sơn. Diện tích rừng bị cháy khoảng 8,89 ha.

Thảo luận tại hội nghị, đại biểu các địa phương đánh giá: Hiện nay, mặc dù công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên được quan tâm, tuy nhiên tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp. Việc chặt phá, khai thác rừng trái phép, cháy rừng, xâm lấn rừng, chống người thi hành công vụ còn xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác PCCCR còn hạn chế, nhất là việc ứng dụng công nghệ để phát hiện sớm cháy rừng.

Các địa phương kiến nghị: Bố trí kinh phí cấp bách năm 2024 về công tác PCCCR cho các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao và trọng điểm về cháy rừng. Tăng mức hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng chữa cháy rừng…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá công tác phòng chống cháy rừng đã có chuyển biến. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân có nhiều thay đổi.
 Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Bộ NN&PTNT phối hợp tốt với các địa phương, bộ, ngành hoàn thiện các nghị định, hướng dẫn về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng sớm trình Chính phủ thông qua trên cơ sở lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương. Chủ trì phối hợp các ngành tham mưu công tác quản lý nhà nước về rừng, phòng chống cháy rừng; tiếp nhận đầu mối yêu cầu đầu tư, kinh phí của các địa phương. Bộ TN&MT chỉ đạo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin kịp thời tình hình diễn biến thời tiết, đúng nhất có thể.

Các địa phương xác định phòng chống cháy rừng là nhiệm vụ, trách nhiệm của địa phương, không được lơ là, chủ quan, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu về công tác phòng chống cháy rừng. Chuẩn bị chu đáo cho các điều kiện, phương tiện phòng chống cháy rừng trên nguyên tắc 4 tại chỗ. Rà soát lại các phương án, kịch bản phòng chống cháy rừng đảm bảo phù hợp với thực tế. Chăm lo nhiều hơn đến lực lượng kiểm lâm, lực lượng chữa cháy rừng từ nguồn ngân sách địa phương. Ứng dụng công nghệ về phòng chống cháy rừng, cảnh báo cháy rừng sớm. Chú ý tới việc canh tác khu vực giáp ranh với rừng và tăng cường tuyên truyền về phòng chống cháy rừng.


Đ.H

Các tin khác


Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Huyện Lạc Thủy thực hiện đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, cung cấp số liệu, dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức và người dân.

Huy động hơn 17 nghìn ngày công làm thủy lợi

Để tăng cường phòng, chống hạn và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt I/2024 trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông, có nơi mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/5 đến ngày 16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp

Chiều 14/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề "Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và phát biểu chỉ đạo. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục