Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.


Bộ Công an phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để tăng cường quản lý nhà nước, phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến. Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, đưa ra tại Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo

Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; bảo đảm nguồn lực cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, có cơ chế ưu tiên để huy động nguồn lực. Đồng thời phải "nghĩ thật, làm thật, kết quả thật, nhân dân thụ hưởng thật" để việc phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06.

Phân tích bối cảnh, tình hình, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, thời gian tới, để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06 phải gắn với đơn giản hóa, cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà; bỏ cơ chế xin-cho; giảm chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển; triển khai thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực của sự phát triển.

Nêu rõ mục tiêu trọng tâm thời giới tới là "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2025, với tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%, tạo thế, tạo đà, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại với phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"; bố trí kinh phí, bảo đảm mục tiêu dành 3% tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06; đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: đột phá về thể chế số; đột phá về hạ tầng số và đột phá về nhân lực số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06.


Theo VTV.VN


Các tin khác


Kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai tại xóm Rằng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Quyết định số 1069/QĐ-UBND về việc công bố kết thúc tình huống khẩn cấp do thiên tai gây sạt lở đất, đá tại xóm Rằng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc.

Toàn tỉnh trồng mới gần 3.550 ha rừng 

Theo báo cáo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã trồng được gần 3.550 ha rừng trồng tập trung, đạt gần 64% kế hoạch năm. Ngoài ra, các huyện, thành phố đã trồng trên 354.680 cây phân tán, đạt 39,14% kế hoạch năm.

Siết chặt an toàn vệ sinh lao động trong ngành điện

Làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật, đảm bảo ATVSLĐ còn là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động.

Hai cây cầu - hy vọng khép lại vết nứt

Những vết nứt không báo trước. Chỉ sau vài đêm mưa - ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 2 năm 2024, mặt đường tỉnh 435, đoạn qua xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc bỗng sụt lún như thể ai đó lấy dao cắt ngang dải nhựa nhẵn. 45m trượt dài, 1,2m lún sâu, vết rạn như một lát cắt phơi bày tất cả sự mong manh của hạ tầng miền núi trước thiên tai.

Bất cập giám sát môi trường trong khai thác đá ở huyện Lương Sơn

Là người thường xuyên đi qua địa phận xã Cao Dương, chị Bùi Thị Nhâm ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn luôn phải hứng chịu những "cơn bão" bụi do khai thác đá. Chị cho biết: Mặc dù một số mỏ đá cách đường cự ly nhất định, nhưng sau những lần nổ mìn thì bụi bay khắp nơi. Lần nào đi qua quên không bịt khẩu trang, đeo kính thì về nhà bị ho chảy nước mắt. Không chỉ tôi mà nhiều người đi qua đây đều như thế. Người dân gần mỏ đá phản ánh việc khai thác đá gây rung chấn, tiếng ồn, khói bụi ảnh hưởng đến môi trường, đời sống. Từ năm 2020 đến nay, ở một số khu vực mỏ người dân gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết. Một số nơi xảy ra tụ tập phản đối hoạt động của mỏ khai thác đá, yêu cầu dừng hoạt động, bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng, điển hình như khu vực xã Cao Dương, Liên Sơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm bụi mịn trên một số tuyến đường diễn ra thường xuyên, gây bức xúc trong nhân dân, như đường Hồ Chí Minh khu vực xã Cao Dương.

Chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa bão

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, tình hình thời tiết năm 2025 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Thực tế đó đòi hỏi các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn, nhất là vào mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục