Các kết quả phân tích của giới khoa học Mỹ cho thấy ba loại nước tồn tại trên mặt trăng, trong đó có cả tinh thể băng gần như tinh khiết.

Trong suốt nhiều thập kỷ qua giới khoa học luôn nghĩ mặt trăng không có nước. Tuy nhiên, chuyến bay của tàu Chandrayaan-1 (Ấn Độ) và vụ nã tên lửa xuống mặt trăng vào năm ngoái của Mỹ đã chứng minh đây là suy nghĩ sai lầm. Chandrayaan-1 phát hiện 40 hố trên mặt trăng chứa nước đóng băng ở độ sâu khoảng 2m so với bề mặt.

Các chuyên gia của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng phát hiện sự tồn tại của một lượng nước lớn trên mặt trăng sau khi dùng tên lửa công phá để tìm nước vào ngày 9/10/2009.

Ảnh: New York Times.

"Chúng tôi tìm thấy ba loại nước trên mặt trăng", Paul Spudis, một nhà khoa học của Viện nghiên cứu mặt trăng và hành tinh tại Mỹ, tuyên bố với Space.

Spudis nói ba loại nước gồm: băng gần như tinh khiết; hỗn hợp tinh thể băng và đất; tinh thể băng trộn lẫn với các hợp chất như methanol (CH3OH), sulfua dioxide (SO2), diacetylene (H2C4).

Theo Space, các nhà nghiên cứu chưa hiểu tại sao một số hố trên mặt trăng chứa băng nguyên chất trong khi các hố khác chứa hỗn hợp đất và băng. Họ cho rằng rất có thể nước trên mặt trăng được sinh ra từ nhiều hơn một nguồn.

"Một phần nước có thể được tạo ra ngay trên mặt trăng do hạt proton trong gió mặt trời có thể tương tác với các oxit kim loại trong đá. Nhưng nước cũng có thể tới mặt trăng từ những nơi khác trong hệ Mặt Trời", Spudis giải thích

 

                                                                           Theo CAND

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục