Các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn so với nguồn cung cấp máu và điều này khiến cho chúng bị thiếu ôxi. Những tế bào này sau đó sản sinh ra năng lượng theo cách mà cần nhiều đường hơn so với ôxi.

 

Nắm được nguyên lý này, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio và Trung tâm nghiên cứu Richard J. Solove đã chế tạo một loại thuốc thử nghiệm cắt đứt việc cung cấp đường, khiến cho các tế bào ung thư tự hủy.

Kết quả nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí "Hóa sinh học" cho biết chất thử nghiệm được gọi là OSU-CG12 là một ví dụ về các loại dược phẩm chống ung thư mới.

Giáo sư Ching-Shih Chen, chuyên gia về hóa sinh học và nội tiết đồng thời là chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói rằng: "Hạn chế năng lượng có thể là một chiến lược mới hiệu quả trong việc chữa trị bệnh ung thư bởi vì nó nhắm đến cơ chế tồn tại của rất nhiều loại tế bào ung thư. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chất mới này giết chết tế bào ung thư thông qua việc ngăn chặn cung cấp năng lượng."

Để tạo nên chất mới này, giáo sư Chen và các đồng nghiệp đã bắt đầu với một loại dược phẩm gọi là ciglitazone, vốn được chế tạo để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng đồng thời cũng có chức năng chống ung thư trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm.

Loại thuốc ciglitazone sản xuất ra các hiệu ứng chống tiểu đường bằng việc kích hoạt một loại protein gọi là PPAR-gamma và một loạt các gen. Hiệu ứng chống ung thư của loại thuốc này cũng có cơ chế tương tự. Tuy nhiên, theo giáo sư Chen, các hiệu ứng chống ung thư là do một cơ chế khác, hạn chế việc cung cấp năng lượng.

Để tăng cường hoạt động này, các nhà khoa học đã thay đổi cấu trúc của phân tử ciglitazone, sản xuất ra OSU-CG12. Trong thí nghiệm với các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, chất OSU-CG12 đã có tác dụng trong việc giết chết tế bào ung thư cao hơn 10 lần so với chất ciglitazone và resveratrol - một sản phẩm tự nhiên được tìm thấy trong trái nho và rượu vang đỏ.

Ngoài ra, chất mới này còn có tác dụng ngăn chặn việc cung cấp đường glucose cho các tế bào ung thư và hạn chế khả năng chuyển hóa đường của các tế bào này.

Hiện nay, giáo sư Chen và các đồng nghiệp vẫn tiếp tục điều chỉnh chất OSU-CG12 để tăng cường hiệu quả và họ hy vọng sẽ thử nghiệm chất này đối với các loại bệnh khác như tim mạch và Alzheimer.

                                                                                Theo Vietnam+

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục