Sau hơn 20 năm thành lập, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương trở thành một trong những cơ sở nghiên cứu chăn nuôi gia cầm hàng đầu của nước ta, là đơn vị đi tiên phong trong việc nhập khẩu nhiều giống gia cầm mới. Là một trong tám đơn vị được chọn thí điểm bước đầu chuyển đổi "hạch toán tự chủ trong nghiên cứu khoa học" theo Nghị định 115, Trung tâm đã thu được những kết quả tốt đẹp, tuy nhiên trong thực hiện vẫn vấp phải một số khó khăn cần được giải quyết.

Theo Quyết định chuyển đổi, Trung tâm ngoài việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học còn phải làm tốt nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ và tổ chức mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ về các lĩnh vực: giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y...


 

Ðối tượng nghiên cứu của Trung tâm rất đa dạng, từ các giống bản địa đến các dòng, giống nhập nội và các dòng, giống chọn tạo trong nước trên cơ sở các nguồn gien có sẵn. Ngoài các lĩnh vực nghiên cứu về di truyền chọn giống, thức ăn dinh dưỡng, ấp trứng, an toàn sinh học, thú y phòng bệnh, Trung tâm tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm, môi trường chăn nuôi, tế bào gốc, protein dược liệu, dung dịch hoạt hóa điện hóa. Từ những đề tài nghiên cứu cơ bản có định hướng ứng dụng đến các đề tài nghiên cứu triển khai, đều được Trung tâm chú trọng phát triển.


 

Những năm qua, Trung tâm đã thực hiện một số đề tài cấp Nhà nước như "Nghiên cứu  nâng cao năng suất chất lượng đà điểu nuôi tại Việt Nam", "Nghiên cứu  các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển chăn nuôi vịt bảo đảm an toàn sinh học". "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đồng bộ xây dựng vùng nguyên liệu trong chăn nuôi lợn, gà an toàn thực phẩm có khả năng cạnh tranh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu"... Các đề tài thu được kết quả khả quan, sản phẩm được thương mại hóa, phổ biến đến hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước. Mỗi năm Trung tâm đưa vào sản xuất hơn 2,5 triệu con gà giống, 400 nghìn con vịt giống và một nghìn con đà điểu. Ngoài ra, Trung tâm còn xây dựng  hệ thống tiêu chuẩn trong chăn nuôi. Ðây là tiền đề quan trọng, tạo đà cho chăn nuôi Việt Nam phát triển.


 

Với phương châm lấy công nghệ làm nền tảng đột phá, những năm qua, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương được đánh giá cao, đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân. Các đề tài nông thôn miền núi như "Xây dựng mô hình khuyến nông về chăn nuôi gà sinh sản và gà thương phẩm an toàn sinh học" được triển khai tại Thái Nguyên, Hà Tây cũ, Bắc Ninh... Kết quả đã xây dựng 16 mô hình gà sinh sản với quy mô 6.300 con và 20 mô hình gà thịt với quy mô 62 nghìn con mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Trung tâm còn tham gia dự án Xây dựng mô hình tổng hợp chăn nuôi đà điểu sinh sản, đà điểu lấy thịt tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, Cao Bằng... Các dự án đã góp phần cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao đời sống của bà con nông dân. Bên cạnh đó, trung tâm cũng có những chương trình hợp tác với các nước Lào, Hung-ga-ri, Pháp... Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, xuất bản một số cuốn sách thông tin hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi...


 

Từ khi chuyển sang thực hiện theo Nghị định 115, Trung tâm đã thu được những kết quả nhất định như khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở nghiên cứu khoa học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của đơn vị mình. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Văn Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, khi không còn kinh phí hoạt động thường xuyên, việc phải tiến hành làm thủ tục để tổ chức sản xuất kinh doanh vẫn chưa thống nhất nên hoạt động thành lập các doanh nghiệp còn lúng túng. Công tác cử chuyên gia đi nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài chưa thực hiện được. Lĩnh vực góp vốn, tài sản, đất đai để tham gia các công ty cổ phần vẫn thiếu thống nhất. Hiện nay, Trung tâm vẫn chưa có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.


 

Chế độ bản quyền là vấn đề đáng quan tâm. Hiện tại, chế độ bản quyền đối với các công trình khoa học được nghiệm thu và ứng dụng trong sản xuất chưa rõ ràng, cần có chế độ ưu tiên, khuyến khích những cá nhân và tập thể là chủ các công trình.
 
 
 
                                                            Theo Vietnamnet

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục