Anh Xa Kỳ Đông, xóm Tình, xã Tu Lý ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp.

Anh Xa Kỳ Đông, xóm Tình, xã Tu Lý ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Nhận thấy việc ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà nông đạt lợi nhuận cao. Nhiều năm qua, huyện Đà Bắc đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều mô hình chuyển giao KH-KT chăn nuôi, trồng trọt hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận với phương thức sản xuất mới.

 

Bà Đinh Thị Quyết, Trạm trưởng Trạm KN-KL huyện cho biết: Những năm trước đây, khi bà con nông dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin khoa học công nghệ thì việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, năng suất chưa cao, người nông dân chủ yếu canh tác theo phương pháp truyền thống, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Các mô hình ứng dụng KH-KT tuy đã được quan tâm triển khai nhưng mới chỉ dừng lại ở điểm trình diễn chứ chưa được nhân rộng nên sản phẩm do người nông dân làm ra không mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm hàng hoá chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương. Từ thực tế đó, huyện Đà Bắc đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải tạo vườn tạp, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng… Trong đó, công tác ứng dụng KH-KT được đặt lên hàng đầu. Trạm KN – KL huyện đã tổ chức mở các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản, tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp và các chương trình hội thảo về cây trồng và vật nuôi cho bà con nông dân trên địa bàn toàn huyện. Vì vậy, những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp đã có những bước chuyển theo hướng tích cực. Ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện ngày càng phát triển và có nhiều mô hình tiên tiến như mô hình cải tạo đàn bò vàng địa phương ở các xã ĐBKK, gà an toàn sinh học, lai lợn rừng với giống lợn địa phương, mô hình chăn nuôi cá lồng ở 7 xã vùng lòng hồ…. Các loại cây trồng được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất bằng việc đưa các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường, hỗ trợ bà con nông dân trong sản xuất về mặt kỹ thuật sản xuất và xây dựng thương hiệu. Từ năm 2005 đến nay, nhiều bà con nông dân đã từng bước áp dụng khoa học công nghệ làm tăng năng suất, chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, tạo thu nhập ổn định, một số hộ nông dân vươn lên làm giàu nhờ áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất.

     

Qua tham quan các mô hình trình diễn, được “mắt thấy tai nghe” về hiệu quả của các loại cây trồng mới, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương, gia đình anh Xa Kỳ Đông (xóm Tình, xã Tu Lý) có hơn 10 sào đất vườn. Trước đây, kinh tế gia đình anh rất khó khăn, chỉ trồng ngô hoặc vài loại rau màu phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Thấy cuộc sống quá bấp bênh, anh bắt đầu nghĩ đến việc áp dụng KH-KT vào sản xuất, chăn nuôi. Anh đã mạnh dạn cải tạo đất, trồng các loại cây ngắn ngày như lạc, dưa chuột, đậu tương, cà chua. Năm 2008 anh đã dùng nguồn vốn xoay vòng đầu tư trồng rừng. Đến nay, gia đình anh có 2 ha trồng cây luồng và keo lá tràm đang phát triển tốt. Nhờ biết khai thác thế mạnh, ứng dụng KHKT vào thực tiễn và cần cù lao động, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 40 triệu đồng.

 

Năm 2010, huyện Đà Bắc đang tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao để có chính sách đầu tư KHKT một cách trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả. Đồng thời, khuyến khích, mở rộng việc ứng dụng KHKT trong phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng trang trại; vận động, hỗ trợ nhân dân mua sắm các thiết bị máy móc nhằm thực hiện việc cơ khí hoá trong sản xuất, giảm sức lao động cho người nông dân

 

                                                                                             Hoàng Huy

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục