Trái Đất của chúng ta được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Nếu ta xem quãng thời gian ấy như 46 ngày, thì loài người đã tồn tại được 4 giờ, còn cuộc cách mạng công nghiệp mới chỉ xảy ra cách đây 1 phút.

Trong khoảng thời gian ngắn đó, con người đã kịp xới tung Trái Đất lên để tìm dầu mỏ, than và tài nguyên khoáng sản, kịp hủy hoại môi trường sống của một số lượng cực lớn động vật và thực vật, kịp nhân giống loài người lên số lượng khủng khiếp để rồi... tiếp tục đào xới và hủy hoại mạnh hơn.

Rừng nhiệt đới chiếm gần 2% tổng diện tích Địa Cầu, là nơi cư ngụ của một nửa động vật và thực vật trên toàn Trái Đất. Rừng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng điều chỉnh nhiệt độ và khí hậu Trái Đất.

Số loài cây trong rừng nhiệt đới Malaysia nhiều hơn trên toàn đại lục Bắc Mỹ. Tại Peru, chỉ riêng một bụi cây cũng có thể là nơi sinh sống của rất nhiều loài kiến, nhiều hơn cả số loài kiến trên cả nước Anh. 60% trong tổng số 12.000 loài cây nhiệt đới chỉ có trên đảo Madagascar ở Châu Phi.

Có hơn 2.000 loài cây trong rừng nhiệt đới được các nhà khoa học xác định là có chứa chất phòng chống ung thư.

Hàng năm, có tới 165.000 km2 rừng nhiệt đới bị con người hủy hoại qua việc khai thác gỗ và đốt rừng làm nương rẫy. Đến nay, một nửa diện tích rừng nhiệt đới trên toàn thế giới đã không còn nữa. 

Mỗi ngày có khoảng 100 loài động vật và thực vật trên thế giới rơi vào nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị loài người hủy hoại. 70% số loài dưới biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ước tính tới năm 2100, số loài vật còn sống trên Trái Đất chỉ còn 1/3 so với hiện nay. 

Mỗi năm, loài người sử dụng (và thải ra) 1.000 tỷ chiếc túi nilông, mỗi chiếc túi đó cần từ 100 đến 1.000 năm mới có thể phân hủy. Cùng với nhựa, thủy tinh là một trong những sản phẩm hiếm hoi có thể được tái chế nhiều lần. Đáng tiếc, đa số thủy tinh sau khi sử dụng đều bị chôn dưới đất và chỉ bắt đầu bị phân hủy sau 4.000 năm.

Nếu sản xuất kính từ các mảnh thủy tinh vỡ thay vì làm từ nguyên liệu nguyên chất, ta có thể giảm bớt 20% ô nhiễm không khí và 50% ô nhiễm nước sạch.

Sản xuất 1 tấn giấy tái chế sẽ tiết kiệm được so với giấy thường 19 cây gỗ, khoảng 1.440 lít dầu, 4.000 KWh điện và 26.500 lít nước.

                                                                                                   Theo Vnn

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục