Do có những phản ứng giống nhau khi nhiễm trùng và phản ứng với thuốc, côn trùng có thể thay thế những con chuột thí nghiệm trong việc sàng lọc các hoá chất tiềm năng để trở thành dược phẩm. Nhờ đó hạ được khá nhiều chi phí nghiên cứu thuốc chữa bệnh.

 

Vì  sao côn trùng thay được chuột

Các nhà sinh học đã phát hiện nhiều tế bào chủ chốt của động vật có vú với côn trùng phản ứng giống như nhau khi bị nhiễm trùng và đáp ứng lại bằng những phản ứng tương tự để chống lại những “kẻ ngoại lai” xâm nhập vào cơ thể.

Phát hiện này có nghĩa là 80% số chuột hiện đang sử dụng hiện nay trong các phòng thí nghiệm dược phẩm có thể bị “loại ra khỏi biên chế”, đồng thời họ sẽ có một cách thử nghiệm vừa đỡ mất thời gian vừa có thể tiết kiệm được chi phí.

TS Kevin Kavanagh, một nhà sinh học tại Trường ĐH quốc gia Iceland phát biểu tại cuộc Hội nghị của Hội vi sinh học đại cương tổ chức tại Edinburgh rằng: “Hiện chúng tôi đã sử dụng những ấu trùng của côn trùng (cụ thể là những con dòi) để thử nghiệm bước đầu tiên một loại dược phẩm mới và sau đó chúng tôi đã dùng chuột trong các thí nghiệm khẳng định cuối cùng”. "Phương pháp thử nghiệm này nhanh hơn, vì thử nghiệm với côn trùng mất 48 giờ trong khi dùng chuột phải mất từ 4 đến 6 tuần. Và tất nhiên, rẻ hơn nhiều nữa”.

Mô tả ảnh.
Trong 1 phòng thử nghiệm dược phẩm.

Kavanagh và các đồng nghiệp nhận thấy rằng bạch cầu trung tính (neutrophil), tế bào máu trắng tạo thành một phần của hệ miễn dịch của loài có vú và huyết nang (heamatocyte), tế bào làm nhiệm vụ tương tự ở côn trùng, có cùng cách phản ứng với vi trùng nhiễm vào cơ thể.

Tế bào của cả côn trùng và động vật có vú đều sản sinh ra các hoá chất có cấu trúc tương tự, chuyển động trên bề mặt của tế bào để giết chết những vi trùng xâm nhập. Còn các tế bào miễn dịch bao vây vi trùng và giải phóng ra các enzym để huỷ diệt chúng.

Kavanagh trả lời phỏng vấn qua điện thoại "Chúng tôi dùng côn trùng thay vì động vật có vú để xác định xem cơ chế gây bệnh của vi trùng hoặc nấm và nhận ra kết quả hoàn toàn phù hợp giữa 2 loài (động vật có vú và côn trùng)”. 

Ông nói thêm "Lý do là… hệ miễn dịch bẩm sinh của loài có vú và côn trùng giống nhau đến 90%”.

Giảm chi phí đáng kể

Kavanagh nói các côn trùng như ruồi giấm, sâu bọ có thể dùng để thử các chất diệt khuẩn mới hoặc để phán đoán nấm độc gây bệnh như thế nào.

Vào khoảng 85% động vật có vú được dùng làm thí nghiệm thuộc loài gặm nhấm mà chủ yếu là chuột.

Chuột được “yêu thích” là vì chúng nhỏ bé và dễ tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nuôi nhanh và dễ theo dõi những thay đổi mang tính di truyền (qua các thế hệ).

Nhưng nếu như chi phí chăm sóc, nuôi nấng để có được một con chuột thí nghiệm mất từ 80 đến 150 đôla, thì chi phí để nuôi một con sâu chẳng hạn dùng vào mục đích này chỉ cần 10 đến 20 cent.

Nghiên cứu của Kavanagh được thực hiện để tìm ra những loại thuốc cho một công ty Anh chứng tỏ rằng: muốn tìm ra một chất để làm ra một loại thuốc nào đó cần sàng lọc tới 700 hợp chất hoá học tiềm năng. Quá trình này cần sử dụng đến 14.000 con chuột. Thế những nếu ngay từ đầu dùng côn trùng, thì số hoá chất đưa ra để sàng lọc rút xuống chỉ còn chừng 35 loại, sau đó mới thử trên chuột. Vậy là số chuột có thể giảm được tới 80% so với trước đây. 

 

                                                                 Theo VietNamnet

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục