Hiện tượng La Nina đang dần hình thành trên khu vực Thái Bình Dương, sẽ làm mát không khí và gây mưa nhiều ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

 

"Theo sau sự suy giảm của hiện tượng El Nino hoành hành quanh Thái Bình Dương và đông Phi vào đầu tháng 5/2010, thì hiện tượng La Nina ở tầm trung đang phát triển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương", AFP trích tuyên bố của Tổ chức khí tượng thủy văn Thế giới (WMO). "Hiện tượng này sẽ ngày càng mạnh lên trên diện rộng trong vòng vài tháng tới".

La Nina là một hiện tượng thời tiết khiến nhiệt độ nước biển lạnh bất thường tại vùng biển phía đông xích đạo của Thái Bình Dương.

Vào cuối năm 2008, La Nina đã gây nên tình trạng băng giá làm chết hàng chục người ở khắp châu Âu. Hiện tượng này cũng gây nên lượng mưa lớn ở Indonesia, Malaysia và Australia, cũng như hạn hán tại Nam Mỹ.

Cả Hà Nội ngập trong nước dưới trận mưa kỷ lục cuối năm 2008. Ảnh: Hoàng Hà.

Tại Việt Nam, năm 2008, La Nina khiến mùa hè mát mẻ hơn bình thường. Đặc biệt Hà Nội và khu vực lân cận chịu trận mưa kỷ lục trong vòng 40 năm. Mưa xối xả, liên tiếp trong nhiều ngày vào cuối tháng 10 với lưu lượng xấp xỉ 1.000 mm đã nhấn chìm phần lớn diện tích của thủ đô.

Theo bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cũng như khu vực Thái Bình Dương, La Nina tác động đến Việt Nam sẽ khiến nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, mưa và bão cũng nhiều hơn.

Theo WMO, cả La Nina và hiện tượng đối nghịch của nó là El Nino (tăng nhiệt độ nước biển bất thường ở vùng trung tâm và phía đông xích đạo của Thái Bình Dương) đều phá vỡ những mô hình thời tiết thông thường và gây tác động khó lường trên diện rộng tới nhiều nơi trên thế giới.

Người đứng đầu Văn phòng khí hậu và nước thuộc WMO, Rupa Kumar Kolli, nói: "Thông thường La Nina sẽ gây nên mùa mưa bão lớn tại các vùng châu Á và Australia. Nó cũng gây nên những cơn bão dữ dội tại khu vực nhiệt đới Đại Tây Dương. Vì vậy nó sẽ mang tới những nguy hiểm tiềm ẩn".

Tuy nhiên, Kolli cũng cho biết thêm nếu La Nina thực sự hình thành, nó sẽ làm giảm nhiệt độ không khí đang thiêu nóng nhiều khu vực trên thế giới trong những ngày qua, trong đó có Việt Nam.

Theo VnExpress

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục