Người tiêu dùng - nhất là người có thu nhập thấp - đang đòi hỏi doanh nghiệp viễn thông chia sẻ gánh nặng giá cước.

Người tiêu dùng - nhất là người có thu nhập thấp - đang đòi hỏi doanh nghiệp viễn thông chia sẻ gánh nặng giá cước.

Một số chuyên gia viễn thông cho rằng mức cước viễn thông di động ở VN vẫn khá cao, trong thời gian tới mức cước này còn có thể giảm nữa. Tuy nhiên, đại diện các DN viễn thông lại cho rằng nếu giảm cước nữa, thị trường viễn thông VN có thể đổ vỡ. Vậy quan điểm nào là đúng?

 

Cước viễn thông cao hay thấp?

Đề xuất từ cuối năm 2009, thế nhưng phải đợi đến tận đầu tháng 8.2010, các nhà mạng gồm Viettel, VinaPhone và MobiFone mới được giảm cước. Theo sự chấp thuận của Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT) thì mức cước được giảm là từ 10% - 15% tương ứng với các gói cước khác nhau. Với đợt giảm cước này, viễn thông di động tiếp tục là lĩnh vực đi đầu trong việc giảm giá dịch vụ, đồng thời đưa mức cước xuống dưới 1.000đ/phút.

Mức cước cụ thể được đa số các mạng di động áp dụng hiện nay đã dưới 900đ/phút. Chỉ có một số mạng di động mới ra đời và mạng di động nhỏ là có mức cước hơn 1.000đ/phút. Tuy nhiên trên thực tế, các mạng này lại phải liên tục chạy đua khuyến mãi. Vì thế có thể nói là mức cước viễn thông di động ở VN đã được duy trì phổ biến ở mức dưới 1.000đ/phút. Các chuyên gia viễn thông và các nhà mạng cho rằng, mức cước này đã khá rẻ so với thị trường mới như VN.

Tuy nhiên mới đây tại một hội thảo về cước viễn thông di động, Tổ chức Frost & Sullivan cho rằng cước di động của VN vẫn ở mức cao so với một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng. Các chuyên gia của tổ chức này cũng cho rằng trong thời gian tới, mức cước di động tại VN có thể giảm thêm khoảng 15% nữa.

Theo các chuyên gia của tổ chức này thì hiện nay, mức cước di động của các nước có điều kiện tương đồng với VN phổ biến ở mức dưới 1 cent/phút - tức là chỉ khoảng 200đ/phút. Trong khi đó ở VN, mức cước phổ biến ở mức hơn 4 cent - khoảng hơn 800đ/phút.

Mặc dù cho rằng các mạng di động VN đang ở giai đoạn phát triển, cần có sự đầu tư và tái đầu tư, song các chuyên gia cho rằng việc giữ mức cước viễn thông di động cao sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận dịch vụ của vùng nông thôn và người dân - đối tượng đông đảo tại VN. Bên cạnh đó, việc duy trì mức cước cao đã khiến cho lưu lượng cuộc gọi cũng trở nên thấp hơn - điều này hình thành rào cản thông tin.

Cụ thể tại VN, số lượng phút gọi bình quân của mỗi người dân đạt thấp chỉ khoảng 15 phút/tháng, trong khi con số này là từ 250 - 400 phút/tháng ở các nước có điều kiện tương đồng với VN.

Giảm được nữa không?

Các chuyên gia viễn thông nhận định: Mặc dù giữ mức cước phổ biến ở mức cao, song các nhà mạng liên tục phải chạy đua khuyến mãi. Khi đó, thực chất mức cước đã được giảm hơn. Thế nhưng đây lại là vấn đề nghịch lý. Bởi lẽ cước khuyến mãi đa số chỉ áp dụng cho thuê bao mới.

Vì thế, số đông người thu nhập thấp, muốn hưởng mức cước thấp buộc phải chạy theo khuyến mãi. Đây là lý do vì sao lượng thuê bao ảo rất cao, nhưng tăng trưởng thuê bao lại không bền vững. Bên cạnh đó, khách hàng là thuê bao trả sau lại bị phân biệt đối xử và luôn phải chịu mức cước cao.

Đồng thuận quan điểm này, các chuyên gia của Frost & Sullivan cho rằng cùng với việc có thể giảm cước, DN di động VN cần đưa ra những mô hình kinh doanh mới tập trung vào nhiều phân lớp khách hàng. Bên cạnh đó, các mô hình kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng để đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu khách hàng.

Tuy nhiên, đại diện các DN di động VN lại có quan điểm trái ngược. Còn nhớ vào thời điểm Beeline ra đời và tung ra mức cước thấp, chính các mạng di động đại gia từng lo sợ “phá vỡ cấu trúc thị trường”. Trước quan điểm cần giảm giá cước, một số DN viễn thông cho rằng không nên lấy những thị trường đó để so sánh với thị trường VN. Lý do là ở những quốc gia có mức cước di động thấp thì hầu hết thị trường đã bị đổ vỡ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ Viettel - cho rằng, nếu giảm mạnh nữa, thị trường VN cũng có thể sẽ bắt đầu đổ vỡ. Đồng thuận quan điểm này, các mạng khác cũng cho rằng cước di động rẻ đang giết chết dịch vụ điện thoại cố định. Đặc biệt, các chuyên gia cũng cho rằng việc các mạng liên tục cuộc chiến giảm cước sẽ càng bất lợi cho mạng di động nhỏ và cho cả thị trường.

Tuy nhiên, số đông ý kiến cho rằng chỉ cần nhìn vào doanh thu khổng lồ, lợi nhuận khổng lồ mà các mạng di động VN có được sau mỗi năm cũng đủ thấy các DN này đã thu lợi nhiều đến mức nào. Đó cũng là lý do chính đáng cho thấy việc chia sẻ gánh nặng cước viễn thông di động với người dùng là cần thiết.

                                                                                Theo Báo Laodong

Các tin khác


Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Sức mạnh đáng gờm của công nghệ thế hệ mới đằng sau ChatGPT

Gần 4 tháng kể từ khi OpenAI gây chấn động ngành công nghệ kỹ thuật với ứng dụng ChatGPT, công ty này chuẩn bị ra mắt phiên bản công nghệ thế hệ tiếp theo hỗ trợ công cụ chatbot.

Hội thảo một số ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Tân Lạc phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Nông nghiệp trí tuệ tổ chức hội thảo một số ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nông sản và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục