Các hộ kinh doanh, buôn bán đã có ý thức đăng ký kinh doanh và bán sản phẩm đã qua kiểm dịch.

Các hộ kinh doanh, buôn bán đã có ý thức đăng ký kinh doanh và bán sản phẩm đã qua kiểm dịch.

(HBĐT) - Trong một khoảng thời gian dài trước đây, thực trạng hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc trên địa bàn thành phố Hoà Bình có nhiều vấn đề tồn tại, bất cập không được giải quyết dứt điểm. Tình trạng hộ kinh doanh giết mổ gia súc tại nhà, trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài.

 

Việc quản lý về VSATTP không được kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí khi lò giết mổ gia súc tập trung được xây dựng các hộ kinh doanh vẫn không tự nguyện thực hiện giết mổ gia súc tại khu tập trung mà vẫn làm tại nhà. Trước tình hình đó, thành phố đã có sự chỉ đạo quyết liệt nhằm lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc trên địa bàn.

 

Bà Trần Thị Thu Hoàn, Đội trưởng Đội QLTT số 1 (Chi cục QLTT tỉnh) cho biết: Thực hiện Quyết định số 3290 của Chủ tịch UBND thành phố Hoà Bình về việc thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, kinh doanh trái phép trên địa bàn thành phố, giao Đội QLTT số 1 làm Trưởng đoàn. Đội đã ra quyết định kiểm tra liên ngành (đợt 4) nội dung kiểm tra kinh doanh hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, buôn bán thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật. Lực lượng QLTT với vai trò là nòng cốt, chủ đạo đã tăng cường kiểm tra kiểm soát, kiên quyết thực hiện các biện pháp để đưa hoạt động kinh doanh, giết mổ, buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm vào nề nếp. Ngày 5/7/2010, đội tổ chức hội nghị phổ biến kế hoạch kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành đến lãnh đạo chủ chốt, trưởng công an của 15 phường, xã trên toàn địa bàn thành phố để phối hợp thực hiện. Qua đó, các phường, xã thông tin tuyên truyền đến các hộ kinh doanh. Đến ngày 8/7, lực lượng liên ngành bắt đầu ra quân. Ngoài thành phần Đoàn (gồm lực lượng QLTT, đô thị, thú y…) còn có sự tham gia của lãnh đạo phường, tổ trưởng tổ dân phố nơi có hộ kinh doanh. Liên tục trong suốt một tháng, cứ từ 2 – 3 giờ sáng là thời điểm các hộ giết mổ gia súc, các thành viên trong Đoàn mà thường xuyên là lực lượng QLTT tổ chức đến tận nhà, điểm giết mổ kiểm tra yêu cầu xuất trình giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc. Qua kiểm tra tất cả các hộ đều không đủ điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc. Bước đầu Đoàn kiểm tra lập biên bản nhắc nhở, yêu cầu các hộ ký cam kết đến hết tháng 7 nếu không đủ điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc thì phải đưa gia súc vào giết mổ tại lò giết mổ tập trung, trường hợp vi phạm sẽ kiên quyết xử phạt.

 

Đồng thời, vào ban ngày Đoàn tổ chức kiểm tra tại các chợ, nhắc nhở các hộ kinh doanh, buôn bán thịt lợn chỉ buôn bán sản phẩm có dấu kiểm dịch của thú y. Hộ vi phạm cũng sẽ kiên quyết xử lý, tịch thu sản phẩm. Sau 1 tháng tăng cường ra quân đã đạt được kết quả tích cực. Từ ngày 1/8, trên toàn địa bàn thành phố có 25 hộ kinh doanh giết mổ gia súc đã có 21 hộ chấp hành hoạt động tại lò giết mổ tập trung. Riêng 4 hộ kinh doanh ở phường Thái Bình do khu lò mổ tập trung đã quá tải không còn chỗ nên buộc vẫn phải giết mổ tại nhà như trước. Đã có 258/299 hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn tiến hành đăng ký kinh doanh, việc làm trước đây chưa có hộ nào thực hiện. Sản phẩm thịt lợn bán ra thị trường có dấu kiểm dịch của thú y chiếm đến 99%. Cũng trong đợt kiểm tra, qua kiểm tra lưu thông đã xử lý 7 xe vận chuyển lợn và gia súc, xử phạt với số tiền 11,2 triệu đồng.

 

Hàng ngày, trong khoảng thời gian từ 1giờ đến 5 giờ sáng, tại khu lò giết mổ tập trung ở xóm 5, xã Sủ Ngòi (TPHB) là thời điểm lò mổ hoạt động hết công suất. Ông Phạm Ngọc Hà, Giám đốc DNTN TM&DV Ngọc Hà cho biết: Công ty đã đầu tư dây chuyền giết mổ gia súc tiên tiến, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quy trình giết mổ sạch. Tuy nhiên, do các hộ kinh doanh chưa quen với kỹ thuật giết mổ treo nên công ty buộc phải phá bỏ hệ thống giàn treo mổ gia súc để các hộ thực hiện mổ thủ công. Do mổ thủ công nên rất tốn diện tích. Nếu mổ theo quy trình treo thì công suất lò mổ đáp ứng là 200 – 300 con/ngày. Nhưng hiện tại chỉ thực hiện được khoảng 150 con/ngày. Hiện, Công ty đang mở rộng thêm khu giết mổ để đáp ứng yêu cầu. Trong thời gian tới sẽ hướng dẫn để các hộ thực hiện giết mổ treo theo đúng quy trình. Tại khu lò mổ luôn có cán bộ thú y túc trực kiểm tra, kiểm soát từ khi gia súc vào lò mổ và trong suốt quy trình giết mổ, thực hiện đóng dấu kiểm dịch sản phẩm trước khi cung cấp ra thị trường.

 

Việc đưa các hộ kinh doanh giết mổ gia súc vào hoạt động tại lò giết mổ tập trung theo đúng quy định, các hộ kinh doanh buôn bán thực hiện bán hàng đã qua kiểm dịch, có ý thức đăng ký kinh doanh là kết quả của sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt của các cơ quan chức năng của thành phố - Bà Trần Thị Thu Hoàn cho biết thêm. Bước đầu đã giải quyết được những vấn đề tồn tại, bất cập trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc từ nhiều năm qua. Cơ bản quản lý được tình trạng các hộ kinh doanh hoạt động theo thói quen tự do, không tuân thủ quy định pháp luật, lập lại trật tự trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố. Trong thời gian tới Đội QLTT số 1 tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm duy trì nề nếp, không để tái diễn trở lại tình trạng lộn xộn như trước đây. Để đáp ứng yêu cầu, Đội kiến nghị thành phố xem xét xây dựng thêm một lò giết mổ tập trung tại khu vực Chăm Mát. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo để thực hiện đối với hoạt động kinh doanh giết mổ gia cầm.

 

                                                                                               Thu Hà

Các tin khác


Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Sức mạnh đáng gờm của công nghệ thế hệ mới đằng sau ChatGPT

Gần 4 tháng kể từ khi OpenAI gây chấn động ngành công nghệ kỹ thuật với ứng dụng ChatGPT, công ty này chuẩn bị ra mắt phiên bản công nghệ thế hệ tiếp theo hỗ trợ công cụ chatbot.

Hội thảo một số ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Tân Lạc phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Nông nghiệp trí tuệ tổ chức hội thảo một số ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nông sản và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục