Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố Báo cáo Sức sống Hành tinh của WWF năm 2010. Tài liệu này - được thực hiện hai năm một lần, với sự hợp tác của Hội Động vật học London (Anh Quốc) và Mạng lưới Dấu ấn Sinh thái Toàn cầu - thường được coi là một trong những khảo sát quan trọng hàng đầu về sức khoẻ môi trường của Trái Đất.

 

Báo cáo Sức sống Hành tinh 2010 (The Living Planet Report 2010) cho thấy, hành tinh bị suy thoái đa dạng sinh học 30% so với năm 1970, nghiêm trọng nhất là tại các nước vùng nhiệt đới, có thu nhập thấp (tới 60%) trong chưa đầy 40 năm qua. Quần thể các loài nhiệt đới nước ngọt có tốc độ suy thoái mạnh mẽ nhất, ở mức gần 70%, trong cùng kỳ nêu trên.

Tổng giám đốc WWF Quốc tế Jim Leape nhận xét: “Sự suy thoái đa dạng sinh học ở các nước thu nhập thấp đang ở mức báo động, nhưng các nước phát triển thì lại tiêu thụ dư thừa và phát thải các-bon quá mức”.

Loài bướm Monarch thường bắt đầu đợt di cư từ miền trung Mexico tới Mỹ và Canada vào cuối tháng 3 (Ảnh: WWF)

Dấu ấn sinh thái - một trong những chỉ số được sử dụng trong bản báo cáo - cho thấy, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người tăng gấp đôi so với thời điểm năm 1966 và chúng ta hiện đang sử dụng tài nguyên gấp rưỡi so với khả năng đáp ứng của Trái Đất. Nếu tiếp tục sống với mức sử dụng tài nguyên như hiện tại, thì đến năm 2030, phải cần đến 2 hành tinh như Trái Đất để đáp ứng nhu cầu của nhân loại.

Phân tích các nhân tố dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học, các tác giả báo cáo cho rằng, carbon là thủ phạm chính. Trong 5 thập kỷ qua, lượng phát thải carbon toàn cầu đã tăng gấp 11 lần.

10 quốc gia đứng đầu về lượng phát thải carbon bình quân trên đầu người hiện nay là các nước thuộc Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Qatar, Đan Mạch, Bỉ, Mỹ, Estonia, Canada, Úc, Kuwait và Ireland.

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục