Nông dân huyện Lạc Thủy đưa giống chè mới  vào sản xuất cho năng suất 24 tấn/ha.

Nông dân huyện Lạc Thủy đưa giống chè mới vào sản xuất cho năng suất 24 tấn/ha.

(HBĐT) - Trong những năm qua, tỉnh ta đã từng bước đưa khoa học công nghệ (KH-CN) vào SX và đời sống ở nông thôn, coi đây là khâu đột phá quan trọng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

 

Theo Sở KH-CN, mỗi năm, tỉnh triển khai khoảng 30 đề tài khoa học, trong đó, lĩnh vực NN&PTNT chiếm 1/3. Đáng chú ý là thực hiện dự án giống lúa. Tỉnh tập trung xây dựng hệ thống SX giống bao gồm Trung tâm Giống cây trồng làm hạt nhân và các HTX dịch vụ SX giống làm vệ tinh. Trong đó, mô hình SX giống nông hộ đã ứng dụng và phát triển ở nhiều địa phương như: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, cơ bản đáp ứng được khoảng 30% yêu cầu giống của nông dân. Nhiều giống cây màu có năng suất, chất lượng tốt cũng được đưa vào SX như giống ngô lai LVN10, LVN20, giống lạc L12, L14, L18; đậu tương DT93, DT84... Đặc biệt, một số địa phương đã ứng dụng thành công mô hình SXNN hữu cơ và rau sạch cung cấp cho những thị trường khó tính và hệ thống siêu thị ở thủ đô Hà Nội như mô hình trồng rau ngót, lặc lày, mướp đắng, bí đỏ... ở Lương Sơn cung cấp cho siêu thị Big C; mô hình trồng rau an toàn ở xã Bình Thanh (Cao Phong) cung cấp cho các khách sạn của người Nhật tại Hà Nội... Trong chăn nuôi đã thực hiện dự án xây dựng trại lợn nái giống, phát triển thêm nhiều trang trại lợn giống, lợn thịt tại các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, mở rộng chương trình Sind hóa đàn bò ở các huyện Cao Phong, Yên Thủy. Với điều kiện thuận lợi về mặt nước sông, hồ, tỉnh cũng đã phát triển hiệu quả các mô hình nuôi, trồng thủy sản. Toàn tỉnh hiện có trên 1.000 lồng cá, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 3.700 tấn cá các loại.

 

Trong năm 2010, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN đã tổ chức chuyển giao nhiều đề tài, dự án và đã đem lại hiệu quả bước đầu như mô hình chăn nuôi lợn bản địa ở các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi; hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm thương phẩm cho nông dân các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu, Kỳ Sơn, Lạc Thủy và các hộ dân phường Đồng Tiến (TPHB); nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm trong lồng và ao bằng thức ăn công nghiệp do Chi cục Thủy sản tỉnh thực hiện; mô hình nước cho một số cây trồng cạn tại huyện Cao Phong do Trung tâm Tư vấn quản lý thủy lợi thực hiện; ứng dụng chế phẩm vi sinh BIOMIX - chế biến rơm, rạ thành phân hữu cơ tại đồng ruộng bón cho cây trồng nhằm phát triển nền công nghiệp bền vững do Công ty CP phân bón Fitohoocmon thực hiện... Ngoài ra, tiếp tục tiến hành giai đoạn II Đề tài ‘’ứng dụng chuyển giao kỹ thuật thu gom, bảo quản, chế biến rơm rạ làm thức ăn cho trâu, bò”; dự án “ứng dụng KHCN, sản xuất, thử nghiệm phân vi sinh và chế phẩm sinh học” tại huyện Cao Phong; hoàn thiện báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án: xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật...

 

Việc triển khai thực hiện chương trình KH-CN phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn trong những năm qua của tỉnh nhằm vào hai mục tiêu chủ yếu là tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và áp dụng KH&CN nhằm giảm giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó giúp nông dân đối phó phần nào với những rủi ro do biến động giá cả và thị trường. Trên thực tế, việc công nhận và đưa vào ứng dụng KH-CN trên đồng ruộng đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn trên một đơn vị diện tích, làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Trong quá trình sản xuất, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi đã làm tăng năng suất và chất lượng nông sản như: kỹ thuật sạ hàng giúp tiết kiệm từ 40 - 60% số hạt giống; tổ chức bón phân theo bảng so màu, giúp tiết kiệm từ 15 - 20% lượng phân đạm và hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động. Việc áp dụng tiến bộ của KH-CN vào quy trình chăm bón - thu hoạch - bảo quản, đặc biệt là chương trình phát triển công nghiệp chế biến cũng được thực hiện có hiệu quả.

 

Để tạo bước tiến căn bản trong phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH, trong những năm tới, hoạt động KH&CN tỉnh tập trung vào nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế NN&NT, đặc biệt là công nghệ sinh học để tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất, đi đôi với các biện pháp thâm canh tiến bộ, phòng trừ dịch bệnh để phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia vào nghiên cứu và chuyển giao KHCN; đổi mới hoạt động của hệ thống khuyến nông, đưa trí thức về làm việc tại nông thôn; đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tạo bước đột phá mới trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH.

 

 

                                                                                          Đỗ Quyên

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục