Các bể bioga được đưa vào sử dụng không chỉ ra khí đốt cho nông dân mà còn góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

Các bể bioga được đưa vào sử dụng không chỉ ra khí đốt cho nông dân mà còn góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

(HBĐT) - “Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam” được triển khai tại tỉnh ta từ năm 2003, đến nay đã đạt được kết quả khả quan. Dự án không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

 

Hòa Bình là một trong 12 tỉnh tham gia Dự án từ giai đoạn 1 bắt đầu thực hiện từ năm 2003 và cho đến hiện nay. Được sự hỗ trợ của Văn phòng Dự án khí sinh học Trung ương, chỉ đạo của Sở NN và PTNT, tỉnh, các cấp lãnh đạo tại địa phương và đặc biệt là các hộ nông dân trong toàn tỉnh, Dự án khí sinh học tỉnh đã triển khai, thực hiện trên địa bàn các xã, phường thuộc 11 huyện, thành phố của tỉnh. Qua 8 năm triển khai, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.982 công trình, trong đó, pha I từ 2003 – 2005 đã xây dựng được 1.550 công trình (vượt 55% chỉ tiêu dược giao),  năm 2006 là năm đệm làm được 240 công trình và pha II từ năm 2007 – 2010 được 1.192 công trình.

 

Anh Bùi Duy Linh, kỹ thuật viên dự án KSH tỉnh cho biết: Tuy còn gặp một số khó khăn vì bắt đầu từ năm đệm 2006 và pha II 2007 – 2010, các địa phương triển khai xây dựng công trình phải chủ động nguồn vốn đối ứng được lấy từ ngân sách địa phương, do đó, số lượng công trình được thi công thấp hơn so với pha I. Năm 2010, theo kế hoạch, Văn phòng dự án KSH tỉnh  triển khai xây dựng 320 công trình, thực hiện ở 8 huyện, thành phố, trong đó, nguồn kinh phí của huyện là 270 công trình và của tỉnh là 50 công trình. Tổng kinh phí đối ứng từ 2 nguồn là 184.000 triệu đồng. Tính đến cuối tháng 11, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động được 292 công trình trên tổng số 320 công trình, đạt 91,2%.

 

Qua khảo sát, đánh giá các hộ xây dựng công trình KSH cho thấy đã có trên  90% số hộ sử dụng phụ phẩm của công trình khí sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi. Số hộ không sử dụng phụ phẩm là những hộ ở các khu vực thành phố, thị trấn và ở các hộ không tham gia các hoạt động trồng trọt. Đặc biệt, Văn phòng Dự án tỉnh đã kết hợp với Trạm KN-KL Kim Bôi tổ chức xây dựng 1 mô hình sử dụng khí sinh học để chạy máy phát điện, công suất máy 1,5KVA. Qua thời gian sử dụng, sơ bộ đánh giá, gia đình sau khi sử dụng máy phát điện, mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 200.000đồng tiền điện. Văn phòng cũng kết hợp với Trạm KNKL huyện Kỳ Sơn tổ chức xây dựng 1 mô hình sử dụng bã thải lỏng để bón cho cây rau cải. Kết quả đã giúp hộ dân giảm chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và đặt biệt đã giúp nâng cao chất lượng rau, tạo ra sự an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, Văn phòng dự án Khí sinh học tỉnh đã xây dựng được 1 mô hình sử dụng phụ phẩm khí sinh học bón cho cây rau cải xanh và 1 mô hình ứng dụng công nghệ khí sinh học tại xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Kết quả  là rau cải xanh các loại cho thời gian thu hoạch ngắn hơn từ 5- 7 ngày, chất lượng rau ngon hơn, đạt tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Trong mô hình ứng dụng khí sinh học, thông qua sử dụng khí sinh học bình tắm nóng lạnh đã giúp các hộ tiết kiệm được khoảng 20 số điện/tháng và cung cấp nước nóng thường xuyên để sử dụng trong sinh hoạt gia đình.

 

Dự án khí sinh học là chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm với kinh phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, được bà con nông dân đánh giá cao. Các công trình khí sinh học không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho sản xuất, sinh hoạt của bà con nông dân mà còn mở ra một hướng đi bền vững trong quá trình CNH nông nghiệp nông thôn.

 

                                                                                      Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục