Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện rượu vang đỏ đứng đầu trong việc tạo ra hiệu quả siêu dẫn của một hợp chất sắt

Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện rượu vang đỏ đứng đầu trong việc tạo ra hiệu quả siêu dẫn của một hợp chất sắt

Một hợp chất sắt sẽ trở thành chất siêu dẫn sau khi ngấm dung dịch có cồn như bia, rượu vang hoặc rượu sake... Đây là phát hiện bất ngờ tại một bữa tiệc rượu của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Vật chất Quốc gia ở Tokyo (Nhật Bản).

Công dụng mới của rượu vang đỏ
 
Nhóm nghiên cứu của viện do ông Yoshihiko Takano đứng đầu đã phát hiện điều này khi họ cho những viên hợp chất sắt vào đồ uống có cồn. Sau khi ngấm rượu vang đỏ hoặc các đồ uống có cồn khác trong 24 giờ, hợp chất này trở thành một chất siêu dẫn khi được làm lạnh ở khoảng -265°C.


Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện rượu vang đỏ đứng đầu trong việc tạo ra hiệu quả siêu dẫn của một hợp chất sắt - Ảnh: AFP

Theo nhóm nghiên cứu, rượu vang đỏ đứng đầu trong việc tạo ra hiệu quả siêu dẫn, mặc dù chưa có ai hiểu rõ chính xác nó hoạt động như thế nào. So với ngâm trong nước hay dung dịch ethanol, tỉ lệ siêu dẫn cao gấp 7 lần khi hợp chất sắt được ngâm trong rượu vang đỏ. Trong khi đó, con số này cao gấp 4 lần so với ngâm vào rượu vang trắng và cao gấp 3 lần ngâm trong bia, rượu sake hay whisky. Nhà khoa học Takano cho hãng tin AFP biết: “Rượu vang càng ngon thì càng có hiệu quả”. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận là vị giác mỗi người một khác nhưng rõ ràng có một mối liên hệ nào đó giữa cảm nhận bằng vị giác với khả năng siêu dẫn.
 
Nhờ nguyên lý siêu dẫn – lần đầu tiên được phát hiện trong thủy ngân vào năm 1911 – điện trở giảm xuống bằng 0 trong một số kim loại khi chúng được làm lạnh xuống khoảng -273oC. Hiện tượng này cũng tạo ra một từ trường mạnh (hiệu ứng đã được ứng dụng vào máy quét cộng hưởng từ). Khi dòng điện đi qua một chất dẫn điện như đồng hay bạc, một phần điện năng bị biến thành nhiệt năng và nước thất thoát này tăng tỉ lệ thuận với khoảng cách truyền điện.
 
Để đạt tới mức truyền tải điện hoàn toàn không thất thoát điện năng, các dây cáp truyền điện được cho vào các ống làm lạnh bằng khí nitơ hóa lỏng để khiến chúng trở thành siêu dẫn. Nhưng công nghệ này chưa được ứng dụng rộng rãi do quá phức tạp và tốn kém. Các công ty điện lực chỉ thực hiện một số dự án thí điểm và có quy mô nhỏ.
 
Giấc mơ tương lai
 
Người ta vẫn mơ ước một ngày nào đó tìm được những dạng vật chất có thể trở thành chất siêu dẫn ở nhiệt độ bình thường, truyền tải điện không bị thất thoát trên một quãng đường dài. Nhà khoa học Takano nghĩ đến một ngày nào đó “điện năng thu được từ năng lượng mặt trời tại sa mạc Gobi (ở Trung Quốc và Mông Cổ) được truyền tải khắp thế giới”. Ông hy vọng có một vành đai dây cáp siêu dẫn đặt dọc xích đạo trái đất kết nối với pin năng lượng mặt trời đặt tại nhiều nơi trên thế giới, đưa “điện sạch” đến  các khu vực nông thôn xa xôi hẻo lánh nhất.
 
Ông Takano dự định giới thiệu phát minh của mình tại một hội thảo của châu Âu vào tháng 9 tới ở The Hague, Hà Lan – nơi nhà vật lý Heike Kamerlingh Onnes đã phát hiện hiện tượng siêu dẫn cách đây 100 năm. Với phát hiện này, nhóm nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó sẽ giúp mở cánh cửa siêu dẫn để giảm thiểu tối đa tình trạng thất thoát điện và sự phụ thuộc của loài người vào nhiên liệu hóa thạch, nguồn nguyên liệu không phải vô tận và là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

                                                                           Theo Thanhnien

Các tin khác


Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục