Những số điện thoại vi phạm về QCRV cần được xử lý triệt để.  Ảnh: Nguyễn Lê

Những số điện thoại vi phạm về QCRV cần được xử lý triệt để. Ảnh: Nguyễn Lê

Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Hà Nội vừa thanh tra các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn. Đợt thanh tra này tập trung vào việc chấp hành quy định của cơ quan quản lý nhà nước về internet, biện pháp xử lý các số điện thoại vi phạm về quảng cáo rao vặt (QCRV) nhằm làm sáng tỏ vấn đề: Có hay không việc các nhà cung cấp "tiếp tay" cho vi phạm…

 

Có thể nói, việc Sở TT-TT yêu cầu các DN cung cấp dịch vụ viễn thông phải chấp hành nghiêm quy định của cơ quan quản lý nhà nước về cắt các số điện thoại vi phạm QCRV, cắt đường truyền các quán game cách trường học dưới 200m đã có tác động tích cực. Khi đoàn thanh tra làm việc với DN không còn hiện tượng "cãi cùn" kiểu như đề xuất được tự đo lại khoảng cách giữa đại lý game với trường học, vẫn duy trì đại lý game ở gần trường mầm non vì các cháu dưới 5 tuổi không biết chơi, hoặc xin gia hạn thời gian để thu nốt cước… Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra vẫn có trường hợp cơ quan quản lý nhà nước phải đặt câu hỏi: Liệu có hay không sự bao che? Điều này có cơ sở bởi thực tế, đã có DN thông báo đã cắt liên lạc, nhưng khi gọi đến một số bất kỳ đã cắt, tổng đài lại chỉ dẫn gọi sang một số khác, khi đó khách hàng (nếu có nhu cầu) có thể liên lạc đến số máy được chỉ dẫn đó để yêu cầu dịch vụ mà số điện thoại cũ (đã bị cắt trên danh nghĩa) thực hiện QCRV. Như vậy, số điện thoại vi phạm đó đã được DN cho chuyển cuộc gọi. Được biết, lãnh đạo đơn vị này đã tiếp thu, rút kinh nghiệm và cho kiểm tra bộ phận cấp dưới đã mở số điện thoại vi phạm này. Tại FPT Telecom, đơn vị này cho biết đã thực hiện nghiêm quy định của thành phố, đã lần lượt ngắt đường truyền các đại lý internet cách trường học dưới 200m và báo cáo kết quả về Sở theo quy định. Song, đại diện FPT Telecom cũng phản ánh, sau khi đơn vị mình cắt dịch vụ, tại một vài quán game vẫn hoạt động do họ chuyển sang dùng đường truyền của DN khác. Mặt khác, theo FPT Telecom, việc yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ ngắt đường truyền từ 23 giờ đến 8 giờ, DN chấp hành, nhưng đây chỉ là biện pháp kỹ thuật, người ta vẫn có thể "vượt rào". Nhằm giải quyết triệt để, cơ quan quản lý nên yêu cầu DN cung cấp game cắt máy chủ dịch vụ này mới đem lại hiệu quả. Mobifone cũng đã lần lượt cắt liên lạc các số điện thoại vi phạm quy định về QCRV. Nhưng, do vô tình và chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý, nên trong năm 2010, sau 31 ngày công ty đã thu hồi, đưa vào khai thác lại các số điện thoại bị cắt. Đoàn thanh tra nhắc nhở, việc làm này có thể dẫn đến trường hợp chủ thuê bao có số điện thoại này lại tiếp tục mở lại để QCRV trái phép. Đại diện Mobifone hứa rút kinh nghiệm và khẳng định, chưa khai thác lại các số điện thoại cắt liên lạc do vi phạm cho đến khi có hướng dẫn của Sở, đồng thời đề xuất cơ quan quản lý nên đề ra thời hạn (cụ thể là 6 tháng) để các nhà mạng được tiếp tục khai thác số.

Các trường hợp được nhắc kể trên đã, sẽ được xử lý. Nhưng, vấn đề ở đây là tại sao DN biết là vi phạm, mà vẫn tái phạm, phải chăng là vì lợi ích? Để lý giải cho câu trả lời này, xin được trích lời của Phó Tổng giám đốc Công ty VMS-Mobifone Nguyễn Đình Chiến trong buổi làm việc với đoàn thanh tra. Ông Chiến cho biết, Mobifone hiện có hơn 36 triệu thuê bao, trong đó có 1,5 triệu là thuê bao trả sau. Do vậy, việc cắt liên lạc vài trăm số điện thoại vi phạm về QCRV, không ảnh hưởng tới doanh thu… Hơn nữa, đây cũng là vấn đề cần thực hiện nghiêm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Câu trả lời của Mobifone khiến bạn đọc liên tưởng đến đề xuất trước đó của một số doanh nghiệp... xin được lùi thời gian (hết tháng 5 và tháng 6) mới cắt dịch vụ để thu nốt cước. Cách xử lý đó cho thấy những thuê bao vi phạm QCRV, quán game không chấp hành quy định của cơ quan quản lý có đóng góp đáng kể vào doanh thu (trong đó có lợi nhuận) của doanh nghiệp, do vậy, đã cố tình bênh vực cho thuê bao vi phạm?
 
                                              Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục