Ai cũng có mẹ và ai cũng cần mẹ. Tuy nhiên, khái niệm làm một người mẹ tốt không giống nhau, ít nhất là đối với một số sinh vật trong tự nhiên. Có những bà mẹ sinh vật dùng chính cơ thể mình làm thức ăn để dạy con cách ăn thịt. Sau đây là những chiêu dạy con kỳ quặc nhất trong thế giới động vật.

 

Gà mẹ đảm nhận nhiệm vụ vô cùng nghiêm túc. Với khả năng đẻ được vô số trứng trong suốt đời và tổng cộng số trứng nặng gấp 30 lần trọng lượng cơ thể của chính mình, gà mẹ luôn phải tìm cách cung cấp đủ calcium carbonate (CaCO3) để tạo vỏ trứng cho con. Nếu ăn không đủ canxi, gà mái sẽ phân hủy xương của nó để có vỏ trứng bao bọc con. 

Chim cu cu

Có thể nói trong giới động vật không ai làm cha mẹ khỏe như chim cu cu. Chúng chuyên đẻ trứng vào tổ chim khác, thường là họ sẻ, buộc chim bố mẹ hờ nuôi con chúng cho đến khi rời tổ.

Chim non cu cu thường nở sớm hơn trứng của chim họ sẻ, và cũng lớn nhanh hơn, buộc con ruột của chim bố mẹ hờ phải lọt ra khỏi tổ để giành trọn sự chăm sóc của cha mẹ nuôi. Còn chim cha mẹ nuôi lại chẳng ngạc nhiên hay phàn nàn gì khi thấy con mình (thật ra là chim cu cu) còn to hơn cả mình.

 
Chim chích sậy tưởng chim cu cu non là con mình - Ảnh: Wikipedia

Kiến hút máu

Adetomyrma, loài kiến nhỏ xíu nằm trong danh sách có thể bị tuyệt chủng ở Madagascar, có cách lạ thường để chứng tỏ tình yêu với con cái. Khi kiến chúa đẻ ấu trùng, nó và các kiến thợ sẽ nhai thủng vỏ ấu trùng để hút chất dịch haemolymph, tương đương với máu ở động vật. Kiến con không chết khi bị hút máu như vậy, và giới khoa học vẫn chưa rõ tại sao có kiểu tình yêu lạ đời như vậy.

Cá voi xám

Cá voi xám Thái Bình Dương phải di chuyển hàng ngàn km từ những vùng nước giàu sinh vật phù du và lạnh giá tại Cực Bắc để đến các khu phá nhiệt đới nghèo dinh dưỡng ở vịnh Mexico để đẻ con. Hành động này nhằm bảo vệ con cái khỏi những con cá kình đầy nguy hiểm ở vùng vực, cũng như cho cá con đủ thời gian để bú mẹ và hình thành lớp da giữ nhiệt trước khi trở về nơi ở ban đầu.

Giống cảnh gấu lúc ngủ đông, cá voi mẹ phải chịu đựng cơn đói cồn cào hàng tháng trong lúc vẫn tiếp tục sản sinh nguồn sữa mẹ giàu calorie cho con. Kết quả là chúng có thể mất đến 8 tấn trọng lượng trong quá trình nằm ổ.

Nhện

Đối với nhiều loài nhện, hành động giao phối cũng là thời điểm đánh dấu chấm hết cuộc đời của chúng. Nếu nhện đực bị nhện cái ăn thịt để có đủ chất dinh dưỡng khi mang thai, thì nhện cái cũng sẽ chết sau đó không lâu, khi nhện con được 1 tháng tuổi. Lúc đó, nhện mẹ lật ngửa người lại để nhện con ăn thịt. Khi lớn lên, các nhện con sẽ lao vào cuộc chiến ăn thịt càng nhiều anh chị em càng tốt trước khi rời mạng nhện mẹ.

Rận biển

Một con rận cái thường buộc phải thụ thai chung với đến 24 rận cái khác, do rận đực luôn giao phối với nhiều con cùng một lúc. Điều tệ hại nhất là khi đến lúc sinh nở, rận mẹ ngồi một chỗ và đợi hàng trăm rận con nhai thân thể mình từ trong để chui ra thế giới bên ngoài.

Ếch độc

Với kích thước nhỏ xíu, dài từ 3 đến 4 cm, loài ếch phóng độc được mệnh danh là bà mẹ siêu nhân trong thế giới sinh vật. Sau khi đẻ nhiều nhất là 5 trứng và trông chừng cho chúng nở, ếch mẹ lôi từng con lên ngọn cây cao đến 30m.

Khi cất giấu con an toàn, ếch mẹ lại tất tả đi tìm những vùng ao, hồ hoặc vũng nước cho từng đứa con của mình chứ không nuôi chung. Trong vòng từ 6 đến 8 tuần, ếch mẹ nuôi từng con bằng trứng không có phôi để tránh thảm cảnh anh em ăn thịt lẫn nhau.

                                                                             Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục