Thông Noel có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như chảy nước mắt, ho, tức ngực,... theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Y tế Upstate (Mỹ).
Đừng vội cho rằng những người bị hắt hơi hay sổ mũi vào dịp Giáng sinh là do bị dị ứng thời tiết lạnh. Bởi những vấn đề sức khỏe này có thể là do cây thông Noel gây ra – hay còn được gọi là hội chứng cây Giáng sinh.
|
Cây Giáng sinh có thể gây ra những vấn đề về đường hô hấp |
Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Upstate (Mỹ) đã tiến hành phân tích mẫu 28 cây thông Noel, bao gồm từ lá cây và vỏ cây thuộc nhiều loài khác nhau. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện 53 loài nấm.
70% trong số loài nấm được phát hiện có khả năng gây ra các triệu chứng như ngứa mũi, chảy nước mắt, ho, khó thở, đau ngực, tắc mũi, mệt mỏi và mất ngủ. Thậm chí, một số loài nấm có thể gây ra những vấn đề lâu dài về phổi và phế quản.
Trong điều kiện tự nhiên, nấm phát triển khá chậm. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ ấm trong nhà vào dịp Giáng sinh, nấm phát triển rất nhanh. Cụ thể, các nhà khoa học nhận thấy sau khi cây thông Noel đặt trong nhà khoảng 2 tuần lễ, lượng bào tử nấm trong không khí tăng từ 800/10m3 lên 5.000 bào tử/10m3
Tiến sĩ Lawrence Kurlandsky, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Telegraph: “Tôi đã điều trị những bệnh nhân gặp vấn đề về sức khỏe liên quan tới thông Noel. Tôi nghĩ để tận hưởng đêm Giáng sinh trọn vẹn, có lẽ mọi người không nên để cây thông Noel tự nhiên trong nhà, mà có thể sử dụng cây thông nhân tạo.”
Với những người vẫn muốn sử dụng cây thông Noel tự nhiên, tiến sĩ Kurlandsky khuyên nên chặt cây thông và để khô ngoài vườn trước khi mang vào nhà. Sau đó nên đưa cây thông ra ngoài ngay sau khi Giáng sinh kết thúc thay vì giữ nó đến Năm mới như truyền thống.
Theo VNN
(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.
Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.
(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).
(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.