Sở KH-CN nghiệm thu Đề tài đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt gây suy giảm chất lượng đất

Sở KH-CN nghiệm thu Đề tài đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt gây suy giảm chất lượng đất

(HBĐT) - Ngày 27/12, Sở KH-KT Trung tâm Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ thuộc KH-KT phối hợp với Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam tổ chức nghiệm thu Đề tài đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt đất, gây suy giảm chất lượng đất trên một số loại hình đất canh tác đặc trưng tại tỉnh Hoà Bình; đề xuất nhưng giải pháp khắc phục. Đề tài do kỹ sư Nguyễn Bá Nhuận thuộc Trung tâm Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ thực hiện.

 

Qua nghiên cứu của đề tài cho thấy, trong vài chục năm trở lại đây, rừng bị tàn phá do nhiều nguyên nhân làm cho nhiều vùng đất canh tác, đất đồi núi dưới tác động của tự nhiên, các hoạt động quá mức của con người bị xói mòn, canh tác nương rẫy không cố định, đốt rừng, đất bị rửa trôi, nguy cơ sa mạc hoá diễn ra thường xuyên và ngày càng rõ rệt. Trên địa bàn toàn tỉnh đã xuất hiện 5.668,2 ha đất bị xói mòn  mạnh trơ sỏi, đá và đất dầy dưới 30cm. Nhiều diện tích có nguy cơ bị hoang mạc hoá đe doạ khá mạnh. Còn 81.583,7 ha (chiếm 17,75% diện tích tổng) đất có tầng dầy từ 30-50cm cần được đầu tư bảo vệ hoặc phát triển trồng mới. Mỗi năm, trung bình số lượng đất do xói mòn do mưa trên toàn tỉnh là trên 34,5 triệu tấn, bình quân mỗi ha đất mặt bị xói mòn là 84,6 tấn đất.

 

Trước những thực trạng đó, Đề tài kiến nghị các cấp, ngành trong tỉnh nhưng giải pháp như: áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ trên lúa; đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhất là rừng đầu nguồn; tăng độ che phủ cho đất như: phủ đất, ủ gốc bằng rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, trồng xen băng cỏ; xây dựng ruộng bậc thang, xếp tường đá, bờ đá giữ đất quanh nương cố định; chọn cây trồng thích hợp với điều kiện đất và sinh khí hậu địa phương; sắp xếp cây trồng hợp thời vụ, trồng cây trong hố, hốc, bồn, không cày bừa, xới xáo trước mùa mưa và những ngày trời mưa, thâm canh đất vườn, nương… Xác định đây là nhiệm vụ bảo vệ đất thường xuyên và quan trọng cần được các cấp lãnh đạo và nhân dân nhận thức đầy đủ trên cơ sở khoa học, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, các thể chế quản lý bền vững tài nguyên đất, rừng, nguồn nước….

 

 

                                                                           Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục