Sự kiện “Ầm ĩ thương vụ EVN Telecom” đã được hơn 30 nhà báo theo dõi công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) chấm là sự kiện nổi bật nhất của ICT Việt Nam năm 2011 với 542 điểm. Đây là kết quả do CLB Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam công bố hôm 28.12.

Đây cũng được cho là sự khởi đầu của xu hướng sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp viễn thông di động trong năm 2012 do thời điểm đã đến.

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng.
Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng tại buổi toạ đàm ngày 28.12. Ảnh: Nguyễn Khiêm

Bão hoà dịch vụ thoại

Đây là điểm đồng thuận của các đại biểu tham dự tọa đàm “Triển vọng viễn thông Việt Nam 2012” - một hoạt động trong lễ công bố 10 sự kiện của CLB Nhà báo CNTT Việt Nam (ICT Press Club). “Dịch vụ thoại đã tiệm cận tới bão hòa. Doanh thu trung bình trên một thuê bao có xu hướng giảm. 10 năm qua, doanh thu của VNPT và Viettel tốt vì thị trường tốt” - TS Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) - khẳng định. Chia sẻ quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết: “Trong năm tới, doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng người dùng của các nhà mạng sẽ không tăng bao nhiêu nếu không nói là có thể giảm”. Theo ông Nguyễn Thành Hưng, các doanh nghiệp viễn thông đã đến lúc phải thay đổi, cần hướng tới việc phát triển dịch vụ giá trị gia tăng, tận dụng hạ tầng 3G đã có.

Về phía các doanh nghiệp viễn thông, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Viễn thông Việt Nam chuẩn bị bước sang giai đoạn 3. Giai đoạn 1 là một người làm (VNPT). Giai đoạn 2 là 10 người làm (xin làm tròn số) là giai đoạn 10 năm qua với thành tựu là đưa cái alô đến hầu hết người dân. Và tới là giai đoạn 3. Và cũng nhờ khủng hoảng, nó đến không quá sớm và không quá muộn. Giai đoạn này là giai đoạn của 1.000 người làm với mục tiêu đưa ICT vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội”.

Phó Tổng GĐ Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi toạ đàm ngày 28.12. Ảnh: Nguyễn Khiêm
Phó Tổng GĐ Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi toạ đàm ngày 28.12. Ảnh: Nguyễn Khiêm

Tái cấu trúc doanh nghiệp viễn thông

Câu chuyện VNPT sẽ thực hiện Nghị định 25 về thi hành Luật Viễn thông mà theo nội dung của nghị định này, VNPT hoặc phải cổ phần hóa một trong hai mạng (VinaPhone hoặc MobiFone) hoặc phải sáp nhập hai mạng này và câu chuyện Viettel tiếp nhận EVN Telecom từ 1.1.2012 tiếp tục làm nóng tọa đàm. Trong bối cảnh, các doanh nghiệp viễn thông di động của Nhà nước đang kiểm soát đến gần 100% thị phần như hiện nay (VNPT và Viettel đã chiếm khoảng 95% thị trường) thì ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng tại buổi tọa đàm được đặc biệt quan tâm: “Nhà nước cương quyết không cho doanh nghiệp nào độc quyền bởi doanh nghiệp luôn có xu hướng độc quyền nếu có thể. Năm tới, xu hướng sáp nhập, giải thể sẽ tiếp tục. Quá trình sáp nhập, giải thể sẽ mang đậm vai trò và màu sắc của Nhà nước” - Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết. Cũng theo ông Nguyễn Thành Hưng, các doanh nghiệp viễn thông di động nên đẩy mạnh hướng phát triển doanh thu qua dịch vụ giá trị gia tăng để qua đó tăng doanh thu trung bình trên thuê bao chứ không thể sử dụng các gói cước “chém giết nhau” như thời gian vừa qua. “Bộ sẽ kiên quyết xử lý và sẽ tiếp tục nỗ lực tham mưu với Chính phủ về việc phát triển thị trường cạnh tranh và cổ phần hóa doanh nghiệp trong ngành này” - ông Hưng khẳng định.

 

                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục