Nhiều người lo ngại thảm họa sóng thần năm 2004 sẽ tái diễn sau khi cơn địa chấn cực mạnh xảy ra tại Indonesia hôm qua, song mối lo đó không trở thành hiện thực vì hai nguyên nhân.

 

Cơn địa chấn xảy ra vào lúc 14h38 theo giờ địa phương, có cường độ 8,7 độ Richter. Tâm chấn nằm ở độ sâu 33 km và cách thành phố Aceh Banda trên đảo Sumatra khoảng 431 km.

Julie Dutton, nhà địa vật lý của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, cho rằng cường độ của cơn địa chấn hôm qua không đủ mạnh để gây sóng thần, tạp chí OurAmazingPlanet đưa tin.

“Nó yếu hơn so với trận động đất năm 2004” Dutton giải thích.

Cường độ của cơn địa chấn hôm qua là 8,7 độ Richter – nhỏ hơn so với cường độ 9,1 độ Richter của trận động đất năm 2004.

Trên thực tế, trận động đất gây sóng thần năm 2004 là cơn địa chấn mạnh thứ ba trên thế giới từng được ghi nhận.

Cơn địa chấn hôm qua hoàn toàn khác về bản chất so với trận động đất 8 năm trước. Trận động đất năm 2004 xảy ra do một mảng địa tầng đột ngột đâm xuống bên dưới một mảng địa tầng khác, tạo nên một vùng mà giới khoa học gọi là “đới hút chìm”. Sự va chạm giữa chúng khiến một phần của mảng địa tầng phía trên trồi lên. Tầng nước ở phía trên phần trồi cũng dâng lên với sức mạnh khủng khiếp. Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước lan tỏa theo mọi hướng và gây nên sóng thần. Ngược lại, cơn địa chấn hôm qua xuất hiện do sự cọ xát của hai mảng địa tầng dịch chuyển song song.

Đôi khi những trận lở đất dưới đáy đại dương có thể gây nên sóng thần, song trên thực tế những trận sóng thần lớn thường được tạo ra bởi động đất ở vùng hút chìm dưới đáy đại dương. Diện tích đáy đại dương trồi lên càng lớn thì sóng thần càng mạnh.

Chỉ vài phút sau khi động đất xảy ra tại Indonesia hôm 11/4, Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương tại Mỹ đã ban bố cảnh báo sóng thần cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương.

Gần một giờ sau, các thiết bị phát hiện sóng có độ cao chừng 30 cm đến 80 cm ở vùng Sabang thuộc tỉnh Banda Aceh của Indonesia. Banda Aceh là khu vực hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa sóng thần năm 2004.

 

                                                             Theo VnExpress

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục