(HBĐT) - Ngày 4/4/2012, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2012. Nội dung như sau.

 

Những năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão, lũ xảy ra với cường độ mạnh và ngày càng phức tạp. Với địa hình đa dạng, phức tạp, tỉnh Hòa Bình hàng năm chịu ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai. Hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình thủy lợi tuy đã được dầu tư tu bổ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác phòng, chống thiên tai. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng - chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy phòng - chống luạt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ sau:

 

1. Nghiêm túc thực hiện nội dung Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 23/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2012. Khẩn trương củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão theo cấp, ngành mình quản lý, tổng kết công tác phòng, chống lụt  bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2011; xây dựng và triển khai kế hoạch công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2012.

 

2. Xây dựng các phương án với thực tế và điều kiện từng vùng, từng ngành, từng địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, giữa các huyện, thành phố; đảm bảo nhanh chóng khắc phúc các công trình bị hư hỏng, kịp thời cung cấp các loại vật tư, giống cây trồng, lương thực, thuốc chữa bệnh, phương tiện... đảm bảo an toàn khi có tình huống xảy ra.

 

3. Tổ chức các lực lượng xung kích thường trực sẵn sàng cơ động và ứng phó; thực hiện chế độ trực ban 24/24h trong mùa mưa, bão, nhằm đối phó kịp thời có hiệu quả hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

 

4. Thực hiện mục tiêu: Phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng; tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ đê, đập, tìm kiếm cứu nạn. Đảm bảo khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại sau lũ bão, sớm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

 

5. Triển khai Chương trình hành động  thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”, chủ động lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống thiên tai vào các đề án, dự án và kế hoạch phát triển KT-XH của tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương. Tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tham gia đóng góp, xây dựng quỹ phòng - chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

 

6. Khẩn trương hoàn thành việc tu bổ, củng cố các tuyến đê, đập, hồ chứa nước; phát hiện kịp thời những hư hỏng và các nguy cơ tiềm ẩn khác để có biện pháp ứng phó. Đối với các công trình xây dựng, giao thông, hồ chứa, kè bờ sông đang thi công phải hoàn thành các hạng mục vượt lũ trước mùa mưa bão, đảm bảo chất lượng; đồng thời phải có phương án bảo vệ và giải pháp ứng cứu khi có mưa lũ lớn. Kiểm tra vận hành thử các cửa van và thiết bị phục vụ cho xả lũ, đảm bảo công trình xả lũ vận hành tốt trong mọi điều kiện; đối với những hồ, đập không đảm bảo an toàn phải thực hiện cắt giảm dung tích hoặc không trữ nước trong mùa mưa bão.

 

7. Sở NN &PTNT cơ quan thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh lập phương án phòng hộ đê, đảm bảo an toàn hồ đập, công trình thủy lợi; phương án phân lũ, chậm lũ, phương án phòng, chống ứng, khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung chỉ đạo khẩn trwong hoàn thành công tác tu bổ, xử lý hư hỏng đê điều, hồ đập đảm bảo chất lượng; tiến độ quy định; kiểm tra rà soát các tuyến dê, các công trình phân lũ, chậm lũ, các công trình thủy lợi, hồ đập, phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời những sự cố hư hỏng, chỉ đạo kiểm tra rà soát vật tư, phương tiện dữ trữ, có phương án mua bổ sung thay thế vật tư, phương tiện đã hỏng.

 

8. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư đối với các chương trình, dự án có liên quan đến công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan đánh giá tình hình thiệt hại sau khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh; tổng hợp đề xuất nhu cầu cần hỗ trợ của các địa phương để khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

 

9. Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh: Chuẩn bị phương án, lực lượng, phương tiện, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn, bố trí lực lượng ứng cứu, chi viện kịp thời cho các ngành, các địa phương, thực hiện việc cứu người và tài sản khi có thiên tai; khắc phục kịp thời hậu quả lũ bão. Đồng thời, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

 

10. Trung tâm Khí tượng thủy văn Hòa Bình: Chủ động, thường xuyên theo dõi và thông báo kịp thời những thông tin dự báo về mưa, lũ, bão hàng ngày, cung cấp kịp thời chính xác số liệu khí tượng thủy văn cho Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh để chỉ đạo, điều hành.

 

11. Công ty Thủy điện Hòa Bình: Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão của tỉnh và thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn để có phương án chống lũ tốt nhất khi xả lũ hồ Hòa Bình.

 

12. Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương, chỉ thị, công điện, mệnh lệnh về công tác phòng, chống lụt bão. Phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng tránh thiên tai để mọi người tham gia và thực hiện có hiệu quả.

 

13. Đề nghị UBMTTQ tỉnh, Hội CTĐ tỉnh, Tỉnh Đoàn TN cộng sản Hồ Chí Minh vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

 

Chỉ thị ngày được phổ biến và triển khai đến tất cả các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong tỉnh để thực hiện.

 

                                                                       Chủ tịch  

                                                                    Bùi Văn Tỉnh

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục