(HBĐT) - Trong tháng 4, trên địa bàn huyện Lương Sơn đã xảy lốc xoáy kèm mưa đá đã làm tốc mái 3 hộ, làm vỡ 70 tấm lợp prôximăng, đổ 1,5 ha ngô tại xã Trường Sơn… Song nhờ chủ động triển khai các phương án, biện pháp đối phó trước mùa mưa bão nên huyện Lương Sơn đã nhanh chóng giúp các hộ dân bị thiệt hại khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

 

Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Năm 2011, do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới các cơn bão số 2,3 và 5, trên địa bàn huyện Lương Sơn xẩy ra mưa lớn trên diện rộng, gây lũ ở các sông, suối đã ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân, gây thiệt hại về người, tài sản và hoa màu của nhân dân. Trong đó đã làm tốc mái 7 nhà, 3 hộ bị đổ tường bao, vỡ 50 tấm lợp prôxi măng, làm gãy đổ, ngập hàng trăm ha lúa, ngô, cây màu và lũ cuốn trôi 1 người tại đập Hùng Sơn (TT Lương Sơn)… Tổng ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2011 khoảng 3 tỷ đồng. Ngay sau khi xẩy ra thiên tai, BCH PCLB – TKCN huyện, cơ sở đã kịp thời huy động lực lượng, vật tư kinh phí, nhanh chóng khắc phục hậu quả, giúp nhân dân ổn định cuộc sống và sản xuất trong thời gian sớm nhất.

 

Năm nay, ngay từ đầu năm đã xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài sau đó nắng nóng gay gắt vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 gây khô hạn trên diện rộng. Trước tình hình diễn biến phức tạp của khí hậu, để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, bước vào mùa mưa bão năm 2012, huyện Lương Sơn đã kiện toàn BCH PCLB & TKCN từ huyện đến cơ sở. Các xã, thị trấn  và ngành chức năng xây dựng phương án PCLB &TKCN phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. Đặc biệt, để ứng phó với mùa mưa bão năm nay, huyện đã xây dựng phương án chi tiết hơn, trong đó đề ra các tình huống, giả định cụ thể sát với tình hình thực tế nhất là tại các điểm có nguy cơ cao và đề ra các phương án xử lý để các xã, thị trấn ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng các công trình hồ, đập, công trình PCLB, công trình thủy lợi, phát hiện sớm các sự cố, hư hỏng đề xuất xử lý kịp thời trước mùa mưa bão. Có kế hoạch cụ thể để chủ động di chuyển, sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Tổ chức các lực lượng xung kích thường trực sẵn sàng cơ động và ứng phó, thực hiện chế độ trực ban 24/24h trong mùa mưa bão nhằm ứng phó kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ phòng - chống lụt, bão đáp ứng các nhu cầu thông tin cho các vùng sâu, vùng xa và vùng ảnh hưởng lũ quét và sạt lở đất. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành của huyện có phương án theo đặc thù của từng đơn vị theo phương châm “4 tại chỗ”, để chủ động triển khai công tác phòng - chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Anh Đức, mặc dù năm nay huyện đã có sự chủ động và có phương án phòng - chống cụ thể cho từng vùng và nhiều năm liền làm tốt công tác phòng - chống lũ bão nhưng không vì thế mà lơ là, chủ quan. Trên thực tế, các xóm tái định cư của xã Lâm Sơn được quy hoạch xây dựng ngay sườn núi, tuy đã được kiểm tra và có phương án phòng - chống cụ thể nhưng nguy cơ tiểm ẩn sạt lở đất xuống các hộ dân vẫn còn rất cao. Ngoài ra, trên tuyến đê Thanh Lương qua kiểm tra phát hiện vẫn còn 15 tổ mối vẫn chưa xử lý được, do đó, việc chủ động phòng - chống lũ, bão tại các điểm là rất cần thiết.    

 

Trước những diên biến phức tạp của thời tiết, sự chủ động của huyện Lương Sơn trong phòng - chống lũ, bão, giảm nhẹ thiên tai sẽ góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, hoa màu do thiên tai gây ra.

 

                                                                         

                                                           Hồng Ngọc   

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục