Lực lượng thú y thành phố Hòa Bình kiểm tra thực phẩm về đóng dấu kiểm soát thú y.

Lực lượng thú y thành phố Hòa Bình kiểm tra thực phẩm về đóng dấu kiểm soát thú y.

(HBĐT) - Công tác quản lý nhà Nước về giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hòa Bình từng gặp nhiều khó khăn. Do tuyên truyền, vận động chưa đến nơi, đến chốn, ngoài một số hộ chây ỳ, cố tình giết mổ tại nhà, có không ít hộ tự ý bỏ giết mổ gia súc tại lò tập trung. Hậu quả là nguồn dịch lây lan khó kiểm soát, nguy cơ truyền mầm bệnh từ con vật bị bệnh dễ xảy ra và yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

 

Nổi cộm là vào cuối năm 2011, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố tiến hành kiểm tra, kiểm soát giết mổ đã nhận được phản ứng quyết liệt từ phía các hộ như tụ tập đông người, lôi kéo bạn hàng chợ và thuê người tụ tập, bao vây đoàn kiểm tra. Có hộ còn dùng thái độ kích động, chửi bới, lăng mạ, xịt nước vào cán bộ đoàn... dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát bất thành. Đoàn kiểm tra không tịch thu được tang vật: dụng cụ giết mổ, nước đun sôi… không áp dụng được việc lập biên bản xử lý.

 

Vào thời điểm đó, số hộ tham gia giết mổ tập trung của thành phố từ 22 hộ rút xuống còn 10 hộ. 6 hộ ở phường Chăm Mát, Thái Bình cùng 2 hộ nhỏ lẻ ở phường Tân Hòa không chấp hành quy định hàng hóa và thực phẩm giết mổ tập trung. Gần đây có thêm 1 hộ viện lý do hoàn cảnh gia đình ốm đau đã giết mổ tại nhà trở lại. Theo thống kê của lực lượng chức năng, thành phố còn 9 hộ còn kinh doanh giết mổ phân tán tại nhà với số lượng khoảng từ 55 – 60 con lợn/1 ngày – đêm. Người dân KDC có hộ giết mổ tại nhà đã phản ánh và phàn nàn vì hoạt động giết mổ thường diễn ra vào lúc 2 – 3 giờ sáng khiến nhiều người mất giấc ngủ, thêm vào đó là vấn đề không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường cho cộng đồng. Tại các chợ đầu mối vẫn có hiện tượng các hộ kinh doanh nhập thịt lợn từ các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi chưa có dấu của cơ quan thú y.

 

Trước thực trạng giết mổ tại nhà, mới đây, Ban chỉ đạo 127/ĐP chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của thành phố đã tập trung lực lượng, tổ chức đợt ra quân chiến dịch kiểm tra về kinh doanh giết mổ lợn, bắt đầu từ ngày 26/7. Đối tượng kiểm tra là các tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm, buôn bán thịt, sản phẩm gia súc, gia cầm. Đoàn đã kiểm tra số hộ kinh doanh giết mổ lợn phân tán tại các xã, phường trọng điểm là Thái Bình, Chăm Mát, Đồng Tiến, Phương Lâm, Hữu Nghị, kiểm tra mở rộng chấp hành quy định ở các chợ, điểm bán thịt lợn. Các hành vi vi phạm được nhắc nhở, làm cam kết, xử phạt hành chính và tịch thu các sản phẩm đối với hộ kinh doanh, buôn bán thịt lợn không có kiểm soát thú y, không lăn dấu trên thực phẩm.

 

Điểm khác trong đợt kiểm tra kinh doanh giết mổ lợn lần này là có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa đoàn kiểm tra với cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể sở tại. Các phường, xã đã cử cán bộ tham gia đoàn cùng tuyên truyền, vận động, phân tích, thuyết phục các hộ kinh doanh giết mổ chấp hành các quy định kiểm soát giết mổ. Ông Lê Thế Bùi – Đội trưởng đội QLTT số 1, trưởng đoàn kiểm tra của thành phố cho biết: Qua liên tục kiểm tra, nhắc nhở, tái kiểm tra nhiều lần, các hộ kinh doanh thịt lợn ở các chợ trên địa bàn đã có nhận thức đầy đủ, tuân thủ kinh doanh thực phẩm qua kiểm dịch, sản phẩm bán ra đã có dấu thú y lăn trên thân thịt. Đáng mừng nhất là đến ngày 13/8, 9/9 hộ giết mổ tại nhà đã đến đăng ký đưa gia súc vào lò giết mổ tập trung. Với chiến dịch này, lượng thịt lưu thông trên thị trường được kiểm soát độ an toàn dịch bệnh tăng, công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ thế cũng được tăng cường.

 

                                                                      

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục