Cán bộ Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TPHB tham khảo mô hình trồng rau sạch với hệ thống tưới nước tự động của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hải (xóm Chùa, xã Thống Nhất).

Cán bộ Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TPHB tham khảo mô hình trồng rau sạch với hệ thống tưới nước tự động của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hải (xóm Chùa, xã Thống Nhất).

(HBĐT) - Nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã và đang chuyển dần từ sản xuất tiểu nông, tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông. Có thể nói, trong 20 năm hoạt động (1993 - 2012), với những kết quả nổi bật, công tác khuyến nông đã khẳng định vai trò là “chất xúc tác” không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện, bền vững của kinh tế nông nghiệp của tỉnh..

 

Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) được thành lập từ năm 1993. Trải qua 20 năm hoạt động, mạng lưới khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đã cơ bản được định hình. Tại cấp tỉnh có Trung tâm Khuyến nông. Tại cấp huyện, thành phố có 11 tổ chức làm công tác KN-KL chuyên trách. Tại cấp cơ sở, đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được bố trí cán bộ khuyến nông viên xã, 126 xã có công tác viên khuyến nông thôn, bản. Bên cạnh đó, ở các xã cũng đã hình thành các CLB khuyến nông tự nguyện. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 247 CLB khuyến nông cùng hàng ngàn nhóm nông dân cùng sở thích và CLB lồng ghép. Nhìn chung, hệ thống khuyến nông của tỉnh đã được hình thành đầy đủ ở 3 cấp với 2 hình thức: khuyến nông Nhà nước và khuyến nông tự nguyện. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác khuyến nông, hệ thống khuyến nông từ cấp tỉnh đến cấp xã đã không ngừng được củng cố để hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng.

 

Song song với việc mở rộng mạng lưới và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực thực hiện các hoạt động chuyên ngành, nổi bật là hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, hoạt động tập huấn chuyển giao KHCN cho nông dân, chỉ đạo sản xuất, tổ chức các dịch vụ khuyến nông... Cụ thể, trong 20 năm, hệ thống khuyến nông đã thực hiện được 1.672 mô hình trình diễn, thu hút 68.317 lượt hộ tham gia; tổ chức được 13.270 lớp đào tạo, tập huấn cho 399.821 lượt cán bộ và nông dân tham gia; tổ chức 510 cuộc hội thảo, tham quan trong và ngoài tỉnh với sự tham gia của hơn chục nghìn lượt người; xuất bản, phát hành 24.700 tạp chí chuyên đề NN&PTNT, 27.000 quyển bản tin NN&PTNT, 510.000 tờ gấp các loại, 19.500 quyển sách mỏng, cung cấp 616.000 tờ báo Nông nghiệp Việt Nam cho các xã, phường, thị trấn trong tỉnh... Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, hệ thống khuyến nông đã phát huy tốt vai trò tham mưu khi triển khai hiệu quả hoạt động chỉ đạo sản xuất. Trên cơ sở bám sát tình hình sản xuất, lực lượng khuyến nông đã xây dựng kỹ thuật hướng dẫn cụ thể, áp dụng kịp thời, phù hợp vào thực tiễn, từ đó góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

 

Ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển dần từ sản xuất tiểu nông, tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đạt được kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông. Trong thời gian tới, với nhiều hoạt động thiết thực mang tính định hướng cao, công tác khuyến nông sẽ tiếp tục là chất xúc tác hữu hiệu góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng CNH-HĐH, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung mà chương trình NTM đề ra.

 

 

                                                                Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục