Một góc rừng Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

Một góc rừng Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

(HBĐT) - Trở lại khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông trong một ngày giáp Tết âm lịch đón nhận ngay cái rét cắt da, cắt thịt. Vẻ đẹp hùng vĩ nguyên sơ của núi rừng lúc ẩn lúc hiện trong lớp mây mù bao phủ luôn khiến cho bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng khi đặt chân đến. BQL Khu bảo tồn BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông nằm sát trung tâm xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) im lìm trong giá rét. Trước sân, hàng chục m3 gỗ nằm thành đống cao vượt đầu người, cạnh đó, gần 40 chiếc xe máy xếp thành hàng. Cứ ngỡ BQL có họp hành sao mà xe máy nhiều vậy, hoá ra toàn xe không biển, bị lực lượng kiểm lâm thu giữ vì làm phương tiện chở gỗ trái phép.

 

Anh Bùi Bình Yên, Giám đốc Khu Bảo tồn trong trang phục ngành trên vai thẫm đẫm sương, nhớ lại cách đây vài năm, trước khi thành lập BQL Khu bảo tồn, tình trạng ngươì dân khai thác rừng tại đây có thể nói vô cùng nghiêm trọng. Cộng với việc đầu tư mở đường từ huyện Tân Lạc sang Lạc Sơn xuyên qua rừng càng làm cho rừng bị tàn phá. Cảnh gỗ rừng chất tành từng đống, ngổn ngang khắp các ngả đường. Mỗi ngày có hàng chục chiếc xe máy tham gia vận chuyển gỗ trái phép ra khỏi rừng. Sau khi BQL được thành lập, cùng với quết tâm của cả hệ thống chính trị và nhận được sự đồng lòng của nhân dân trong vùng, đến nay, tình trạng chặt phá rừng vận chuyển gỗ đã gần như được đẩy lùi.  

 

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông có diện tích hơn 19.200 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 16.200 ha được chia ra thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với 12.700 ha, phân khu phục hồi sinh thái 4.100 ha, còn lại là đất nông nghiệp và đất khác nằm trải dài trên 7 xã ở 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc. Khu BTTN còn là mắt xích quan trọng trong một tổ hợp bảo tồn thiên nhiên trải dài từ Vườn quốc gia Cúc Phương đến biên giới Việt - Lào.

 

Nhận rõ tầm quan trong trong việc bảo vệ, gìn giữ rừng, trong những năm qua, BQL khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông đã tích cực làm tốt công tác tham mưu, phối hợp tuyên truyền, vận động đến hàng ngàn hộ gia đình trong khu vực khu bảo tồn nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Bình quân hàng năm, BQL đã phối hợp với UBND các xã mở hàng chục lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cộng đồng dân cư, thôn, bản về giá trị của tài nguyên rừng.

 

Mặt khác, xác định việc ngăn chặn, bắt giữ các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngay tận gốc luôn là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Bởi vậy, BQL đã thường xuyên chỉ đạo kiểm lâm điạ bàn đảm bảo 2/3 thời gian có mặt tại địa bàn. Đồng thời, thành lập nhiều chốt kiểm tra cơ động 24/24 h tại xã Tự Do, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu với sự tham gia của chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm rừng.

 

Đặc biệt, năm 2012, điểm mới đáng chú ý chính là công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng với các lực lượng chức năng như công an, quân đội, UBND xã có nhiều khởi sắc. Việc phân cấp bắt giữ, xử phạt hành vi vi phạm lâm luật đối với chính quyền xã phần nào tạo sự chủ động và trách nhiệm cao hơn. Cùng với đó, mô hình tham gia của người dân vào bảo vệ rừng đặc dụng cũng được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng đến bảo vệ rừng từ gốc. Cũng trong năm, BQL đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông với sự tham gia của các ban, ngành liên quan hai huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, 15 xã trên địa bàn và vùng giáp ranh.

 

Tuy nhiên, cũng theo anh Bùi Bình Yên, hầu hết người dân trong vùng kinh tế còn khá nhiêù khó khăn. Trong khu bảo tồn hiện có gần 2.700 hộ với 13.500 nhân khẩu đang sống tại 51 xóm, trong khi đó, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chỉ có 1.654 ha. Do vậy, đây là một trong những nguyên nhân tạo sức ép rất lớn đối với việc bảo vệ rừng. Để bảo vệ rừng bền vững, đời sống nhân dân phải từng bước được cải thiện. Chính vì vậy, Khu BTTN đã từng  bước quan tâm giải quyết việc làm tạo nguồn thu nhập thông qua các hỗ trợ về trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng (Dự án 661). Ngoài ra, một số chương trình do các tổ chức quốc tế tài trợ đã phát huy hiệu quả tích cực đối với cộng đồng dân cư như Hội tình nguyện Nhật Bản phát triển nông thôn qua phát triển sinh kế...cũng phần nào có tác động tích cực đến đời sống của người dân.

 

Ngay như năm 2012, BQL khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông đã thực hiện dự án: Ngọc Sơn - Ngổ Luông có sự tham gia của các tổ chức địa phương trong quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng (EU); chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững mà trọng tâm hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo tồn đa sinh học và tập huấn nang cao năng lực cho cán bộ khu bảo tồn. Thông qua chương trình này, đến nay đã có 100 hộ dân được nhận khoán bảo vệ trên 962 ha rừng. Các diện tích giao khoán đã được nghiệm thu cơ sở và được đánh giá bảo vệ cây phát triển tốt. Mới đây, BQL khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông đã thành lập được Chi hội du lịch sinh thái tại xã Tự Do (Lạc Sơn). Đến nay đã có hàng trăm khách du lịch nước ngoài và trong nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đây được kỳ vọng là mô hình mới và giầu tiềm năng trong thúc đẩy KT – XH của người dân trong vùng.

 

 

 

                                                                            Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác

Nông dân xóm Khan Hạ được mùa ngô.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban BCĐ Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Công ty cổ phần xi măng X18 khai thác đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng tại điểm mỏ xã Ngọc Lương (Yên Thủy).
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cơ quan Bưu điện tỉnh.

Quy định mới về áp dụng cấp giấy phép lái xe bằng vật liệu PET

(HBĐT) - Ngày 28/1/2013, Sở GT-VT đã ban hành Thông báo số 76 “Về việc cấp đổi giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. Thông báo nêu rõ: Sở GT-VT đã triển khai thực hiện việc lắp đặt hệ thống thiết bị theo tiêu chuẩn quy định và vận hành chạy thử nghiệm từ ngày 14/1/2013 đến nay đã đi vào ổn định và chính thức đưa vào sử dụng giấy phép lái xe bằng vật liệu PET trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/2/2013.

Ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Sở NN&PTNT Hòa Bình và thành phố Hà Nội

HBĐT) - Sáng 30/1, tại thành phố Hà Nội, Sở NN&PTNT 16 tỉnh, thành phố gồm: Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Nam Định, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, thành phố Hải Phòng, đã thực hiện ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội trong "phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật" và "sản xuất, tiêu thụ rau an toàn". Tham dự lễ ký kết, tỉnh ta có đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV, Giám đốc Sở NN&PTNT.

Phổ biến, tập huấn đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê

(HBĐT) - Ngày 30/1, Cục Thống kê tổ chức hội nghị phổ biến, tập huấn Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể huyện, thành phố.

Phạt hành chính trên 200 triệu đồng trong lĩnh vực KH&CN

(HBĐT) - Năm 2012, Sở KH&CN đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện 7 cuộc thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho các sản phẩm hàng hóa như chất lượng xăng dầu, cân điện tử, an toàn bức xạ...

Xây dựng mới 28 mô hình “5 không”, “3 sạch”

(HBĐT) - Thực hiện CVĐ “ Xây dựng 5 không, 3 sạch” do TƯ Hội LHPN Việt Nam phát động, đến nay 210 cơ sở hội trong tỉnh đã triển khai tới hội viên.

Sẽ trồng thử nghiệm cây dược liệu tại xã Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Vừa qua, UBND tỉnh phê duỵêt đề tài trồng khảo nghiệm một số loại cây dược liệu tại xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục