Trên diện tích trà lúa xuân chính vụ, nông dân xã Tòng Đậu (Mai Châu) tích cực nạo vét, tu sửa hệ thống kênh mương, đảm bảo cung ứng đủ nước cho sản xuất.

Trên diện tích trà lúa xuân chính vụ, nông dân xã Tòng Đậu (Mai Châu) tích cực nạo vét, tu sửa hệ thống kênh mương, đảm bảo cung ứng đủ nước cho sản xuất.

(HBĐT) - Vụ chiêm - xuân năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 70.000 ha các loại cây trồng, trong đó, cây lúa khoảng 16.000 ha, trên 18.000 ha màu, các cây công nghiệp ngắn ngày 12.100 ha, 8.300 ha cây thực phẩm… Đến ngày 25/2, toàn tỉnh đã cấy được trên 14.000 ha lúa, đạt trên 90% kế hoạch diện tích gieo cấy, tổng diện tích các loại cây màu đạt khoảng 16.000 ha. Một số địa phương như: thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy… đã hoàn tất việc gieo cấy lúa và khẩn trương hoàn thành kế hoạch trồng màu vụ xuân.

 

Về hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi. Toàn tỉnh hiện có 1.252 công trình được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố nhằm cung cấp nước tưới cho khoảng 40.600 ha lúa (2 vụ) và tạo nguồn nước cho khoảng 87.837 ha màu (3 vụ). Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương toàn tỉnh hiện có trên 3.000 km kênh mương tưới, tiêu các loại, đến nay đã kiên cố hóa được 1.100 km, đạt 36% tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn tỉnh. Theo Chi cục Thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi hiện nay có thể cấp nước tưới chủ động cho khoảng 38.000 ha/42.000 ha diện tích lúa 2 vụ của tỉnh, đạt khoảng 90% và trên 10.000 ha màu, đạt 11%, còn lại trên 4.000 ha chưa chủ động được phải tưới phụ thuộc vào mưa.

 

Ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Đầu vụ chiêm - xuân, thời tiết diễn biến thuận lợi, mưa kéo dài khiến lượng nước tích trữ trong hệ thống hồ, đập tương đối cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tưới phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các địa phương không vì thế mà chủ quan, lơ là công tác thủy lợi. Cần lường trước khả năng hạn cục bộ và hạn cuối vụ để có kế hoạch sử dụng tiết kiệm các nguồn nước, đảm bảo cung ứng đủ nước ngay từ khâu làm đất, gieo cấy, phấn đấu chủ động nước tưới từ 12.000-13.000 ha lúa trong vụ và một số hoa màu chủ yếu như ngô, mía, rau đậu…

 

Được biết, ngay từ giữa tháng 9/2012, Sở NN&PTNT đã có công văn về việc chỉ đạo đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất vụ đông - xuân 2012-2013. Theo đó, để đảm bảo đủ lượng nước tưới phục vụ sản xuất, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố và Công ty Khai thác công trình thủy lợi kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa; chủ động tích nước, điều tiết tưới hợp lý và chống thất thoát nước ở các công trình thủy lợi, đảm bảo trữ đủ lượng nước phục vụ sản xuất. Theo Sở NN&PTNT, việc phân phối nước phải có sự phối hợp đồng bộ giữa đơn vị quản lý nước với các hộ dùng nước. Cần tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt. Đối với các hồ chứa xung yếu cần có phương án tích nước hợp lý. Đặc biệt, cần chủ động sử dụng tiết kiệm nước, quản lý chặt chẽ nguồn nước, nghiêm cấm việc tháo nước bắt cá và chạy máy thủy điện nhỏ tại các hồ chứa nước, đồng thời xây dựng phương án chống hạn cho diện tích gieo trồng vụ chiêm - xuân 2013,

 

Về phương án chống hạn cho vụ đông - xuân 2012-2013, Sở NN&PTNT đã có văn bản trình UBND tỉnh, trong đó, nêu rõ: Theo báo cáo đánh giá khả năng hạn hán của các địa phương có khoảng 4.140 ha gieo cấy lúa và 5.415 ha trồng màu vụ này sẽ bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước. Đề xuất các biện pháp phòng - chống hạn, Sở NN&PTNT cho rằng, các địa phương cần quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, tập trung các biện pháp giữ nước, sử dụng tiết kiệm nước. Tại những diện tích lúa nước, nếu không đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ hoặc không đủ nước làm đất cần chuyển sang trồng các loại cây sử dụng ít nước như mía, dưa, đậu, đỗ, lạc… Căn cứ tình hình sản xuất hiện nay, Sở NN&PTNT khuyến cáo: Sau khi kết thúc gieo cấy vụ chiêm - xuân, các địa phương cần khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo nước tưới cho sản xuất, tập trung vào các công việc như nạo vét cửa cống, kênh mương nội đồng, sửa chữa các kênh dẫn nước, chuẩn bị sẵn sàng máy bơm dã chiến, dầu, guồng, phai tát nước… để chủ động cung cấp nước khi hạn hán xảy ra, đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất từ đầu đến cuối vụ./.

 

 

                                                                          Thu Trang

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục